Ý kiến thăm dò
Quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 (khóa XI)
Ngày 8-8, tại Trung tâm Hội nghị của tỉnh (25B, TP Thanh Hóa), Ban Thường vụ Tỉnh ủy tổ chức hội nghị học tập, quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 (khóa XI) cho đội ngũ cán bộ chủ chốt của tỉnh.
Phát biểu khai mạc hội nghị, đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Mai Văn Ninh nêu rõ ý nghĩa, mục đích và tầm quan trọng của nghị quyết, kết luận tại Hội nghị lần thứ 7, Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI). Những nghị quyết, kết luận nhằm định hướng, giải quyết những vấn đề hết sức hệ trọng, cấp bách hiện nay ở nhiều lĩnh vực như chính trị, xã hội, xây dựng Đảng...; qua đó, tạo sự thống nhất về ý chí và hành động, làm cơ sở để động viên, cổ vũ cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân chấp hành nghiêm chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Việc tổ chức học tập, quán triệt, triển khai thực hiện các nghị quyết, kết luận Hội nghị Trung ương 7 (khóa XI) là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của cấp ủy, chính quyền các cấp, sự tham gia chủ động, tích cực, hiệu quả của các ban, ngành, MTTQ và các đoàn thể chính trị. Việc tổ chức học tập, quán triệt phải thiết thực, hiệu quả và phù hợp với đối tượng và đặc điểm của mỗi đảng bộ, đơn vị, địa phương.
Tại hội nghị, đồng chí Bí thư Tỉnh ủy đã quán triệt Nghị quyết số 24-NQ/TƯ “Về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường” và trình bày Kết luận số 64-KL/TƯ “Một số vấn đề tiếp tục đổi mới, hoàn thiện hệ thống chính trị từ Trung ương đến cơ sở”.
Nghị quyết số 24-NQ/TƯ, được Trung ương xác định là vấn đề chiến lược, có ý nghĩa quyết định đến sự phát triển bền vững của đất nước. Nghị quyết Trung ương 7 xác định mục tiêu tổng quát: Đến năm 2020, Việt Nam chủ động trong thích ứng với biến đổi khí hậu, phòng chống thiên tai, giảm nhẹ cường độ phát thải khí nhà kính; có bước chuyển biến cơ bản trong khai thác, sử dụng tài nguyên theo hướng hợp lý, hiệu quả và bền vững; kiềm chế mức độ gia tăng ô nhiễm môi trường và suy giảm đa dạng sinh học nhằm bảo đảm chất lượng môi trường sống, duy trì cân bằng sinh thái, hướng tới nền kinh tế xanh, thân thiện môi trường. Đến năm 2050, Việt Nam thành quốc gia phát triển, thích ứng với biến đổi khí hậu; khai thác, sử dụng tài nguyên hợp lý, hiệu quả và bền vững; chất lượng môi trường sống, đa dạng sinh học và đạt các chỉ tiêu về môi trường tương đương với các nước công nghiệp trong khu vực. Đồng thời, với việc xác định mục tiêu, Nghị quyết Trung ương 7 đưa ra 4 nhiệm vụ trọng tâm và 5 giải pháp cơ bản cho từng nhiệm vụ cụ thể để bảo đảm hoàn thành các mục tiêu đã đề ra.
Về Kết luận số 64-KL/TƯ “Một số vấn đề tiếp tục đổi mới, hoàn thiện hệ thống chính trị từ Trung ương đến cơ sở”. Hội nghị Trung ương 7 cũng xác định phải tập trung chủ yếu vào nội dung đổi mới, kiện toàn tổ chức, bộ máy, hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ gắn với việc tinh giản biên chế, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức của các tổ chức từ Trung ương đến cơ sở...
Cũng tại hội nghị, thay mặt Ban Thường vụ Tỉnh ủy, đồng chí Hoàng Văn Hoằng, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, đã quán triệt Nghị quyết số 25-NQ/TƯ “Về tăng cường và đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dân vận trong tình hình mới”. Hội nghị Trung ương 7 cho rằng, việc lần này Trung ương bàn và ban hành nghị quyết về tăng cường và đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dân vận là rất cần thiết trong tình hình hiện nay. Bởi vì chỉ có làm tốt công tác dân vận, tăng cường mối liên hệ máu thịt giữa nhân dân với Đảng thì Đảng mới có sức mạnh. Chỉ có đổi mới và làm tốt công tác dân vận, củng cố vững chắc niềm tin của nhân dân đối với Đảng, tăng cường mối liên hệ giữa Đảng với dân, cũng như khối đại đoàn kết toàn dân thì mới phát huy được sức mạnh to lớn của toàn dân phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Kết luận số 63-KL/TƯ “Một số vấn đề về cải cách chính sách tiền lương, bảo hiểm xã hội, trợ cấp ưu đãi người có công và định hướng cải cách đến năm 2020” đã được đồng chí Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy trình bày tại hội nghị.
Đồng chí Đinh Tiên Phong, Phó Bí thư Tỉnh ủy, trình bày kết luận về việc tiếp thu ý kiến nhân dân, hoàn thiện bản Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992.
Ngày mai, 9-8, hội nghị tiếp tục làm việc, thông qua kế hoạch, chương trình hành động thực hiện các chuyên đề của Nghị quyết Trung ương 7 (khóa XI) và thảo luận đối với các chuyên đề trên.
Tin cùng chuyên mục
-
Huyện Ủy Thường Xuân tổ chức Tọa Đàm 85 năm Thành lập Đảng Cộng Sản Việt Nam (03/02/1930- 03/02/2015)
02/02/2015 09:31:37 -
UBND Huyện Triển Khai Các Giải Pháp Thực Hiện NQ BCH huyện ủy, Triển Khai NQ HĐND Huyện Lần thứ 10 Khóa XIX năm 2015 , Và Công Bố Quyết định Khen Thưởng của Các cấp.
26/01/2015 09:25:58 -
Kỳ Họp thứ 10 HĐND Huyện Khóa XIX Thành Công Tốt Đẹp Thông qua các Nghị Quyết Mục Tiêu Phát Triển Kinh Tế Xã Hội năm 2015
12/01/2015 08:45:44 -
Ban Văn hóa - Xã hội Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát tại huyện Thường Xuân.
07/11/2014 15:32:21
Quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 (khóa XI)
Ngày 8-8, tại Trung tâm Hội nghị của tỉnh (25B, TP Thanh Hóa), Ban Thường vụ Tỉnh ủy tổ chức hội nghị học tập, quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 (khóa XI) cho đội ngũ cán bộ chủ chốt của tỉnh.
Phát biểu khai mạc hội nghị, đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Mai Văn Ninh nêu rõ ý nghĩa, mục đích và tầm quan trọng của nghị quyết, kết luận tại Hội nghị lần thứ 7, Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI). Những nghị quyết, kết luận nhằm định hướng, giải quyết những vấn đề hết sức hệ trọng, cấp bách hiện nay ở nhiều lĩnh vực như chính trị, xã hội, xây dựng Đảng...; qua đó, tạo sự thống nhất về ý chí và hành động, làm cơ sở để động viên, cổ vũ cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân chấp hành nghiêm chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Việc tổ chức học tập, quán triệt, triển khai thực hiện các nghị quyết, kết luận Hội nghị Trung ương 7 (khóa XI) là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của cấp ủy, chính quyền các cấp, sự tham gia chủ động, tích cực, hiệu quả của các ban, ngành, MTTQ và các đoàn thể chính trị. Việc tổ chức học tập, quán triệt phải thiết thực, hiệu quả và phù hợp với đối tượng và đặc điểm của mỗi đảng bộ, đơn vị, địa phương.
Tại hội nghị, đồng chí Bí thư Tỉnh ủy đã quán triệt Nghị quyết số 24-NQ/TƯ “Về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường” và trình bày Kết luận số 64-KL/TƯ “Một số vấn đề tiếp tục đổi mới, hoàn thiện hệ thống chính trị từ Trung ương đến cơ sở”.
Nghị quyết số 24-NQ/TƯ, được Trung ương xác định là vấn đề chiến lược, có ý nghĩa quyết định đến sự phát triển bền vững của đất nước. Nghị quyết Trung ương 7 xác định mục tiêu tổng quát: Đến năm 2020, Việt Nam chủ động trong thích ứng với biến đổi khí hậu, phòng chống thiên tai, giảm nhẹ cường độ phát thải khí nhà kính; có bước chuyển biến cơ bản trong khai thác, sử dụng tài nguyên theo hướng hợp lý, hiệu quả và bền vững; kiềm chế mức độ gia tăng ô nhiễm môi trường và suy giảm đa dạng sinh học nhằm bảo đảm chất lượng môi trường sống, duy trì cân bằng sinh thái, hướng tới nền kinh tế xanh, thân thiện môi trường. Đến năm 2050, Việt Nam thành quốc gia phát triển, thích ứng với biến đổi khí hậu; khai thác, sử dụng tài nguyên hợp lý, hiệu quả và bền vững; chất lượng môi trường sống, đa dạng sinh học và đạt các chỉ tiêu về môi trường tương đương với các nước công nghiệp trong khu vực. Đồng thời, với việc xác định mục tiêu, Nghị quyết Trung ương 7 đưa ra 4 nhiệm vụ trọng tâm và 5 giải pháp cơ bản cho từng nhiệm vụ cụ thể để bảo đảm hoàn thành các mục tiêu đã đề ra.
Về Kết luận số 64-KL/TƯ “Một số vấn đề tiếp tục đổi mới, hoàn thiện hệ thống chính trị từ Trung ương đến cơ sở”. Hội nghị Trung ương 7 cũng xác định phải tập trung chủ yếu vào nội dung đổi mới, kiện toàn tổ chức, bộ máy, hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ gắn với việc tinh giản biên chế, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức của các tổ chức từ Trung ương đến cơ sở...
Cũng tại hội nghị, thay mặt Ban Thường vụ Tỉnh ủy, đồng chí Hoàng Văn Hoằng, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, đã quán triệt Nghị quyết số 25-NQ/TƯ “Về tăng cường và đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dân vận trong tình hình mới”. Hội nghị Trung ương 7 cho rằng, việc lần này Trung ương bàn và ban hành nghị quyết về tăng cường và đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dân vận là rất cần thiết trong tình hình hiện nay. Bởi vì chỉ có làm tốt công tác dân vận, tăng cường mối liên hệ máu thịt giữa nhân dân với Đảng thì Đảng mới có sức mạnh. Chỉ có đổi mới và làm tốt công tác dân vận, củng cố vững chắc niềm tin của nhân dân đối với Đảng, tăng cường mối liên hệ giữa Đảng với dân, cũng như khối đại đoàn kết toàn dân thì mới phát huy được sức mạnh to lớn của toàn dân phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Kết luận số 63-KL/TƯ “Một số vấn đề về cải cách chính sách tiền lương, bảo hiểm xã hội, trợ cấp ưu đãi người có công và định hướng cải cách đến năm 2020” đã được đồng chí Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy trình bày tại hội nghị.
Đồng chí Đinh Tiên Phong, Phó Bí thư Tỉnh ủy, trình bày kết luận về việc tiếp thu ý kiến nhân dân, hoàn thiện bản Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992.
Ngày mai, 9-8, hội nghị tiếp tục làm việc, thông qua kế hoạch, chương trình hành động thực hiện các chuyên đề của Nghị quyết Trung ương 7 (khóa XI) và thảo luận đối với các chuyên đề trên.