Ý kiến thăm dò
Bạn quan tâm đến chuyên mục nào trên trang?
Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của UBND huyện
Ngày 27/09/2013 10:46:50
I. CHỨC NĂNG:
Uỷ ban nhân dân do Hội đồng nhân dân bầu là cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân, cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, chịu trách nhiệm trước Hội đồng nhân dân cùng cấp và cơ quan nhà nước cấp trên.
Uỷ ban nhân dân chịu trách nhiệm chấp hành Hiến pháp, luật, các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên và nghị quyết của Hội đồng nhân dân cùng cấp nhằm bảo đảm thực hiện chủ trương, biện pháp phát triển kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh và thực hiện các chính sách khác trên địa bàn.
Uỷ ban nhân dân thực hiện chức năng quản lý nhà nước ở địa phương, góp phần bảo đảm sự chỉ đạo, quản lý thống nhất trong bộ máy hành chính nhà nước từ trung ương tới cơ sở.
II. NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN:
A. Trong lĩnh vực kinh tế, Uỷ ban nhân dân huyện thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
1. Xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm trình Hội đồng nhân dân cùng cấp thông qua để trình Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt; tổ chức và kiểm tra việc thực hiện kế hoạch đó;
2. Lập dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn; dự toán thu, chi ngân sách địa phương, phương án phân bổ dự toán ngân sách cấp mình; quyết toán ngân sách địa phương; lập dự toán điều chỉnh ngân sách địa phương trong trường hợp cần thiết trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định và báo cáo Uỷ ban nhân dân, cơ quan tài chính cấp trên trực tiếp;
3. Tổ chức thực hiện ngân sách địa phương; hướng dẫn, kiểm tra Uỷ ban nhân dân xã, thị trấn xây dựng và thực hiện ngân sách và kiểm tra nghị quyết của Hội đồng nhân dân xã, thị trấn về thực hiện ngân sách địa phương theo quy định của pháp luật;
4. Phê chuẩn kế hoạch kinh tế - xã hội của xã, thị trấn.
B. Trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, thuỷ lợi và đất đai, Uỷ ban nhân dân huyện thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
1. Xây dựng, trình Hội đồng nhân dân cùng cấp thông qua các chương trình khuyến khích phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp ở địa phương và tổ chức thực hiện các chương trình đó;
2. Chỉ đạo Uỷ ban nhân dân xã, thị trấn thực hiện các biện pháp chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển nông nghiệp, bảo vệ rừng, trồng rừng và khai thác lâm sản, phát triển ngành, nghề đánh bắt, nuôi trồng và chế biến thuỷ sản;
3. Thực hiện giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất đối với cá nhân và hộ gia đình, giải quyết các tranh chấp đất đai, thanh tra đất đai theo quy định của pháp luật;
4. Xét duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai của Uỷ ban nhân dân xã, thị trấn;
5. Xây dựng quy hoạch thuỷ lợi; tổ chức bảo vệ đê điều, các công trình thuỷ lợi vừa và nhỏ; quản lý mạng lưới thuỷ nông trên địa bàn theo quy định của pháp luật.
C. Trong lĩnh vực công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, Uỷ ban nhân dân huyện thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
1. Tham gia với Uỷ ban nhân dân tỉnh trong việc xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn huyện;
2. Xây dựng và phát triển các cơ sở công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ ở các xã, thị trấn;
3. Tổ chức thực hiện xây dựng và phát triển các làng nghề truyền thống, sản xuất sản phẩm có giá trị tiêu dùng và xuất khẩu; phát triển cơ sở chế biến nông, lâm, thuỷ sản và các cơ sở công nghiệp khác theo sự chỉ đạo của Uỷ ban nhân dân tỉnh.
D. Trong lĩnh vực xây dựng, giao thông vận tải, Uỷ ban nhân dân huyện thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
1. Tổ chức lập, trình duyệt hoặc xét duyệt theo thẩm quyền quy hoạch xây dựng thị trấn, điểm dân cư nông thôn trên địa bàn huyện; quản lý việc thực hiện quy hoạch xây dựng đã được duyệt;
2. Quản lý, khai thác, sử dụng các công trình giao thông và kết cấu hạ tầng cơ sở theo sự phân cấp;
3. Quản lý việc xây dựng, cấp giấy phép xây dựng và kiểm tra việc thực hiện pháp luật về xây dựng; tổ chức thực hiện các chính sách về nhà ở; quản lý đất ở và quỹ nhà thuộc sở hữu nhà nước trên địa bàn;
4. Quản lý việc khai thác, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng theo phân cấp của Uỷ ban nhân dân tỉnh.
E. Trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ và du lịch, Uỷ ban nhân dân huyện thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
1. Xây dựng, phát triển mạng lưới thương mại, dịch vụ, du lịch và kiểm tra việc chấp hành quy định của Nhà nước về hoạt động thương mại, dịch vụ và du lịch trên địa bàn huyện;
2. Kiểm tra việc thực hiện các quy tắc về an toàn và vệ sinh trong hoạt động thương mại, dịch vụ, du lịch trên địa bàn;
3. Kiểm tra việc chấp hành quy định của Nhà nước về hoạt động thương mại, dịch vụ, du lịch trên địa bàn.
G. Trong lĩnh vực giáo dục, y tế, xã hội, văn hoá, thông tin và thể dục thể thao, Uỷ ban nhân dân huyện thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
1. Xây dựng các chương trình, đề án phát triển văn hoá, giáo dục, thông tin, thể dục thể thao, y tế, phát thanh trên địa bàn huyện và tổ chức thực hiện sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
2. Tổ chức và kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về phổ cập giáo dục, quản lý các trường tiểu học, trung học cơ sở, trường dạy nghề; tổ chức các trường mầm non; thực hiện chủ trương xã hội hoá giáo dục trên địa bàn; chỉ đạo việc xoá mù chữ và thực hiện các quy định về tiêu chuẩn giáo viên, quy chế thi cử;
3. Quản lý các công trình công cộng được phân cấp; hướng dẫn các phong trào về văn hoá, hoạt động của các trung tâm văn hoá - thông tin, thể dục thể thao; bảo vệ và phát huy giá trị các di tích lịch sử - văn hoá và danh lam thắng cảnh do địa phương quản lý;
4. Thực hiện kế hoạch phát triển sự nghiệp y tế; quản lý các trung tâm y tế, trạm y tế; chỉ đạo và kiểm tra việc bảo vệ sức khoẻ nhân dân; phòng, chống dịch bệnh; bảo vệ và chăm sóc người già, người tàn tật, trẻ mồ côi không nơi nương tựa; bảo vệ, chăm sóc bà mẹ, trẻ em; thực hiện chính sách dân số và kế hoạch hoá gia đình;
5. Kiểm tra việc chấp hành pháp luật trong hoạt động của các cơ sở hành nghề y, dược tư nhân, cơ sở in, phát hành xuất bản phẩm;
6. Tổ chức, chỉ đạo việc dạy nghề, giải quyết việc làm cho người lao động; tổ chức thực hiện phong trào xoá đói, giảm nghèo; hướng dẫn hoạt động từ thiện, nhân đạo.
H. Trong lĩnh vực khoa học, công nghệ, tài nguyên và môi trường, Uỷ ban nhân dân huyện thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
1. Thực hiện các biện pháp ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ phục vụ sản xuất và đời sống nhân dân ở địa phương;
2. Tổ chức thực hiện bảo vệ môi trường; phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai, bão lụt;
3. Tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về tiêu chuẩn đo lường và chất lượng sản phẩm; kiểm tra chất lượng sản phẩm và hàng hoá trên địa bàn huyện; ngăn chặn việc sản xuất và lưu hành hàng giả, hàng kém chất lượng tại địa phương.
K. Trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh và trật tự, an toàn xã hội, Uỷ ban nhân dân huyện thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
1. Tổ chức phong trào quần chúng tham gia xây dựng lực lượng vũ trang và quốc phòng toàn dân; thực hiện kế hoạch xây dựng khu vực phòng thủ huyện; quản lý lực lượng dự bị động viên; chỉ đạo việc xây dựng lực lượng dân quân tự vệ, công tác huấn luyện dân quân tự vệ;
2. Tổ chức đăng ký, khám tuyển nghĩa vụ quân sự; quyết định việc nhập ngũ, giao quân, việc hoãn, miễn thi hành nghĩa vụ quân sự và xử lý các trường hợp vi phạm theo quy định của pháp luật;
3. Tổ chức thực hiện nhiệm vụ giữ gìn an ninh, trật tự, an toàn xã hội, xây dựng lực lượng công an nhân dân huyện vững mạnh, bảo vệ bí mật nhà nước; thực hiện các biện pháp phòng ngừa, chống tội phạm, các tệ nạn xã hội và các hành vi vi phạm pháp luật khác ở địa phương;
4. Chỉ đạo và kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về quản lý hộ khẩu, quản lý việc cư trú, đi lại của người nước ngoài ở địa phương;
5. Tuyên truyền, giáo dục, vận động nhân dân tham gia phong trào bảo vệ an ninh, trật tự, an toàn xã hội.
L. Trong việc thực hiện chính sách dân tộc và chính sách tôn giáo, Uỷ ban nhân dân huyện có những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
1. Tuyên truyền, giáo dục, phổ biến chính sách, pháp luật về dân tộc và tôn giáo;
2. Tổ chức thực hiện các nhiệm vụ được giao về các chương trình, kế hoạch, dự án phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh đối với vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa, vùng có khó khăn đặc biệt;
3. Chỉ đạo và kiểm tra việc thực hiện chính sách dân tộc, chính sách tôn giáo; quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào của công dân ở địa phương;
4. Quyết định biện pháp ngăn chặn hành vi xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để làm trái những quy định của pháp luật và chính sách của Nhà nước theo quy định của pháp luật.
M. Trong việc thi hành pháp luật, Uỷ ban nhân dân huyện thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
1. Chỉ đạo, tổ chức công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật, kiểm tra việc chấp hành Hiến pháp, luật, các văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên và nghị quyết của Hội đồng nhân dân cùng cấp;
2. Tổ chức thực hiện và chỉ đạo Uỷ ban nhân dân xã, thị trấn thực hiện các biện pháp bảo vệ tài sản của Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức kinh tế, bảo vệ tính mạng, tự do, danh dự, nhân phẩm, tài sản, các quyền và lợi ích hợp pháp khác của công dân;
3. Chỉ đạo việc thực hiện công tác hộ tịch trên địa bàn;
4. Tổ chức, chỉ đạo thực hiện công tác thi hành án theo quy định của pháp luật;
5. Tổ chức, chỉ đạo việc thực hiện công tác kiểm tra, thanh tra nhà nước; tổ chức tiếp dân, giải quyết kịp thời khiếu nại, tố cáo và kiến nghị của công dân; hướng dẫn, chỉ đạo công tác hoà giải ở xã, thị trấn.
N. Trong việc xây dựng chính quyền và quản lý địa giới hành chính, Uỷ ban nhân dân huyện thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
1. Tổ chức thực hiện việc bầu cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân theo quy định của pháp luật;
2. Quy định tổ chức bộ máy và nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân cấp mình theo hướng dẫn của Uỷ ban nhân dân cấp trên;
3. Quản lý công tác tổ chức, biên chế, lao động, tiền lương theo phân cấp của Uỷ ban nhân dân cấp trên;
4. Quản lý hồ sơ, mốc, chỉ giới, bản đồ địa giới hành chính của huyện;
5. Xây dựng đề án thành lập mới, nhập, chia, điều chỉnh địa giới hành chính ở địa phương trình Hội đồng nhân dân cùng cấp thông qua để trình cấp trên xem xét, quyết định.
III. NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN CỦA THƯỜNG TRỰC UBND VÀ CÁC ỦY VIÊN ỦY BAN NHÂN DÂN:
Nội dung công tác thuộc phạm vi huyện được chia thành 4 khối lớn, định hướng theo mối quan hệ ngành dọc:
a. Công tác chung, nội chính, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội , công tác quy hoạch, xây dựng, kiến trúc đô thị, an ninh quốc phòng, công tác Thanh tra tư pháp, Thi đua - khen thưởng - kỷ luật và công tác chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm.
b. Công tác quản lý nhà đất, quản lý đô thị, xây dựng và giải phóng mặt bằng.
c. Công tác văn hóa xã hội và các lĩnh vực xã hội khác.
Các đồng chí Chủ tịch, Phó Chủ tịch trực tiếp phụ trách các mặt công tác, các ủy viên UBND huyện được phân công phụ trách các lĩnh vực công tác như sau:
1. Ông: Cầm Bá Xuân - Chủ tịch UBND huyện:
- Thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn của Chủ tịch UBND huyện theo quy định tại Điều 127 Luật tổ chức HĐND và UBND.
- Chỉ đạo, điều hành nhiệm vụ chung của UBND. Trực tiếp phụ trách các công tác:
+ Quốc phòng - an ninh, thanh tra - tư pháp, khiếu nại - tố cáo;
+ Quy hoạch tổ chức bộ máy, tổ chức quản lý cán bộ;
+ Quy hoạch, kế hoạch đầu tư, xây dựng cơ bản, địa giới hành chính, giải quyết tranh chấp đất đai;
+ Cải cách hành chính, xây dựng chính quyền.
- Làm trưởng ban an toàn giao thông, phòng cháy, chữa cháy rừng.
- Trưởng ban chỉ đạo 30a.
- Trưởng ban chỉ đạo xây dựng Nông thôn mới.
- Làm Chủ tịch Hội đồng thi đua - khen thưởng, Hội đông nghĩa vụ quân sự; Phụ trách các dự án nước ngoài và phi Chính phủ.
- Thay mặt UBND huyện phát ngôn trước báo chí, các cơ quan ngôn luận, thông tin đại chúng của huyện và các cơ quan báo chí của tỉnh, Trung ương làm việc trực tiếp với huyện.
- Giữ mối quan hệ hữu nghị truyền thống với huyện Sầm Tớ, tỉnh Hủa Phăn, nước CHDCND Lào.
- Phụ trách, theo dõi, chỉ đạo các xã tuyến Biên giới gồm: Bát Mọt, Yên Nhân, Lương Sơn và Ngọc Phụng.
2. Ông: Lang Đức Bông - Phó Chủ tịch Thường trực, phụ trách kinh tế:
- Trực tiếp phụ trách kinh tế, làm nhiệm vụ Thường trực UBND huyện, thay mặt Chủ tịch UBND huyện điều hành công việc khi Chủ tịch đi vắng.
- Giữ mối quan hệ giữa UBND huyện với Thường trực HĐND, UBMTTQ và các đoàn thể chính trị cấp huyện, Viện Kiểm sát nhân dân huyện, Tòa án nhân dân huyện, Chi cục Thi hành án huyện.
- Giữ chức vụ Thủ trưởng cơ quan UBND huyện, phụ trách hoạt động của cơ quan, trực tiếp quản lý tài chính, chịu trách nhiệm trước Pháp luật về dự toán, chấp hành dự toán, quyết toán kinh phí chi thường xuyên hàng năm của cơ quan, ban hành quy chế chi tiêu tài chính nội bộ cơ quan theo quy định của pháp luật và hướng dẫn của cơ quan quản lý; Quản lý kinh phí mua sắm tài sản, trang bị tài sản, thiết bị trong cơ quan; quản lý, điều động hoặc ủy quyền cho Chánh Văn phòng điều động phương tiện (xe ô tô con) phục vụ công tác của UBND, Chủ tịch và các Phó Chủ tịch UBND huyện. Khi cần sử dụng xe ô tô đi làm nhiệm vụ khác, Thủ trưởng cơ quan, Chánh Văn phòng phải báo cáo xin ý kiến Chủ tịch UBND huyện.
- Trực tiếp phụ trách các lĩnh vực giao thông vận tải, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, tài chính, xây dựng cơ bản, thống kê, thương mại và dịch vụ.
- Phụ trách theo dõi hoạt động của các Doanh nghiệp.
- Phụ trách ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, làm Trưởng đại diện của ngân hàng Chính sách xã hội.
- Theo dõi hoạt động của Kho bạc Nhà nước, Chi cục thuế, phụ trách theo dõi hoạt động của Chi cục Thống kê, Công ty điện lực Thường Xuân.
- Theo dõi thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở và cơ quan UBND huyện.
- Kiêm nhiệm các Ban quản lý, các chương trình dự án, chương trình mục tiêu Quốc gia thuộc lĩnh vực kinh tế.
- Làm Chủ tịch Hội đồng giải phóng mặt bằng các dự án thuộc lĩnh vực kinh tế.
- Làm Trưởng ban quản lý chương trình dự án Tầm nhìn thế giới và các tổ chức phi Chính phủ.
- Ký cải chính hộ tịch, hộ khẩu, ký cấp phép đăng ký kinh doanh thuộc lĩnh vực kinh tế.
- Phụ trách theo dõi, chỉ đạo các xã khu vực Trung tâm gồm: Thị trấn, Xuân Dương, Thọ Thanh, Xuân Cẩm và khu vực Cửa Đặt.
3. Bà: Lê Thị Hường - Phó Chủ tịch, phụ trách nông - lâm nghiệp:
- Trực tiếp phụ trách các lĩnh vực nông - lâm nghiệp, thủy sản; chỉ đạo điều hành các lĩnh vực Tài nguyên và Môi trường; chỉ đạo công tác sản xuất nông - lâm nghiệp.
- Quản lý công tác thủy lợi, thủy sản, trực tiếp chỉ đạo các chương trình, đề án, dự án đầu tư về nông nghiệp, lâm nghiệp và nông thôn, công tác phòng chống lụt bão, công tác định canh, định cư.
- Phụ trách và theo dõi hoạt động các đơn vị: Trạm khuyến nông lâm, Trạm thú y, Bảo vệ thực vật, Hạt kiểm lâm, Ban quản lý Bảo tồn thiên nhiên Xuân Liên, Ban quản lý Rừng phòng hộ Sông Đằn, Ban quản lý rừng phòng hộ Sông Chu.
- Chủ tịch Hội làm vườn.
- Làm Chủ tịch Hội đồng khoa học - Công nghệ huyện.
- Kiêm nhiệm các Ban quản lý, các chương trình dự án, chương trình mục tiêu Quốc gia thuộc khối nông - lâm nghiệp; Chủ tịch Hội đồng giải phóng mặt bằng các dự án thuộc lĩnh vực nông - lâm nghiệp.
- Thường trực Ban chỉ huy phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn của huyện; Thường trực Ban chỉ đạo 12-TTg; Thường trực Ban chỉ đạo xây dựng Nông thôn mới.
- Ký cấp phép đăng ký kinh doanh các lĩnh vực nông - lâm nghiệp.
- Phụ trách theo dõi, chỉ đạo các xã tuyên phía Nam gồm: Xuân Cao, Luận Thành, Tân Thành và Luận Khê.
4. Ông: Cầm Bá Đứng - Phó Chủ tịch, phụ trách văn hóa - xã hội:
- Trực tiếp phụ trách các lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hóa; công tác đào tạo nghề, thông tin - truyền thông, thể dục - thể thao, phát thanh truyền hình, chính sách xã hội, bảo hiểm xã hội, dân số - gia đình trẻ em, phòng chống các tệ nạn xã hội, công tác dân tộc, tôn giáo.
- Trực tiếp chỉ đạo các chương trình mục tiêu Quốc gia thuộc khối văn xã như: Chương trình 20, 112, các đề án, dự án đầu tư về văn hóa - xã hội; phụ trách các đơn vị sự nghiệp: Trung tâm văn hóa thông tin, Đài Phát thanh truyền hình, Bệnh viện đa khoa, Trung tâm y tế, Bưu điện huyện, Trung tâm bưu chính, viễn thông và các dơn vị sự nghiệp, các doanh nghiệp, đại diện doanh nghiệp thuộc lĩnh vực văn hóa xã hội trên địa bàn huyện.
- Kiêm nhiệm làm Trưởng các Ban, Chủ tịch các Hội thuộc lĩnh vực văn hóa - xã hội.
- Phụ trách theo dõi hoạt động của các tổ chức Hội và làm Chủ tịch các hội: Khuyến học, Chữ Thập đỏ, Hội nạn nhân chất độc da cam.
- Chủ tịch Hội đồng phổ biến - giáo dục pháp luật; Trưởng ban Vì sự tiến bộ của phụ nữ; Chương trình xóa đói giảm nghèo, xuất khẩu lao động, giải quyết việc làm.
- Ký cấp phép đăng ký kinh doanh thuộc các lĩnh vực văn hóa - xã hội.
- Phụ trách theo dõi, chỉ đạo các xã khu vực 5 Xuân gồm: Xuân Thắng, Xuân Lộc, Vạn Xuân, Xuân Chinh và Xuân Lẹ.
5. Các Ủy viên UBND huyện:
- Ông: Vi Thanh Duẩn - Thượng tá, Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy Quân sự huyện: Phụ trách công tác quân sự địa phương, công tác xây dựng cơ sở. Phụ trách tuyến Biên giới.
- Ông: Nguyễn Văn Giáp - Thượng tá, Trưởng Công an huyện: Phụ trách công tác an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Phụ trách khu vực 5 Xuân.
- Ông: Vi Văn Thể - Cháng Văn phòng HĐND - UBND huyện: Phụ trách công tác văn phòng, công tác nội vụ cơ quan. Tham mưu cho Thủ trưởng cơ quan quản lý tài chính, tài sản cơ quan; quản lý và điều động phương tiện (ô tô con) phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành của Chủ tịch, các Phó Chủ tịch UBND huyện.
- Ông: Trần Tiến Châu - Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Phụ trách công tác phát triển nông lâm nghiệp và nông thôn. Trực tiếp phụ trách xã Xuân Cao.
- Ông: Lương Văn Nhàn - Chánh Thanh tra huyện: Phụ trách công tác thanh tra, tư pháp; công tác tiếp công dân, giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân. Trực tiếp phụ trách xã Lương Sơn.
IV. QUAN HỆ TRÁCH NHIỆM GIỮA CHỦ TỊCH, CÁC PHÓ CHỦ TỊCH UBND HUYỆN:
- Các Phó Chủ tịch thay mặt Chủ tịch UBND huyện chỉ đạo, điều hành các mặt công tác được phân công.
- Trong phạm vi quyền hạn và nhiệm vụ được giao, các Phó Chủ tịch chủ động giải quyết công việc và chịu trách nhiệm về quyết định của mình, trong khi giải quyết công việc có liên quan đến vấn đề mình không phụ trách thì chủ động phối hợp tạo ra sự thống nhất của UBND để giải quyết.
- Các Phó Chủ tịch UBND xây dựng chương trình kế hoạch công tác trọng tâm tháng, quý, năm báo cáo Chủ tịch UBND để xây dựng chương trình công tác chung của UBND báo cáo Huyện ủy, HĐND huyện và UBND tỉnh.
- Các Phó Chủ tịch UBND có trách nhiệm tham gia đầy đủ các phiên họp của UBND, chuẩn bị kỹ các nội dung trước khi đưa ra báo cáo tại phiên họp của UBND. Các Phó Chủ tịch có thể trực tiếp hoặc ủy quyền cho cơ quan chuyên môn báo cáo khi được Chủ tịch đồng ý.
- Tùy theo yêu cầu công tác của huyện, các Phó Chủ tịch còn điều hành những phần việc khác do Chủ tịch giao và ủy quyền trực tiếp.
V. NHIỆM VỤ CỦA CÁC ỦY VIÊN UBND HUYỆN:
Các ủy viên UBND chịu trách nhiệm điều hành mọi công tác thuộc lĩnh vực được phân công. Trực tiếp điều hành và phối hợp với các phòng, ban, ngành, đơn vị liên quan để đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ được giao. Giúp Chủ tịch, các Phó Chủ tịch UBND Huyện chuẩn bị nội dung các vấn đề cần đưa ra tại các phiên họp của UBND huyện; Tham dự đầy đủ các phiên họp của HĐND huyện được quy định tại quy chế làm việc của UBND huyện.
VI. NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN CỦA CÁC PHÒNG CHUYÊN MÔN THUỘC UBND HUYỆN:
Các cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân là cơ quan tham mưu, giúp Uỷ ban nhân dân cùng cấp thực hiện chức năng quản lý nhà nước ở địa phương và thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn theo sự uỷ quyền của Uỷ ban nhân dân cùng cấp và theo quy định của pháp luật; góp phần bảo đảm sự thống nhất quản lý của ngành hoặc lĩnh vực công tác từ trung ương đến cơ sở.
Cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và công tác của Uỷ ban nhân dân cùng cấp, đồng thời chịu sự chỉ đạo, kiểm tra về nghiệp vụ của cơ quan chuyên môn cấp trên. Thủ trưởng cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Uỷ ban nhân dân, cơ quan chuyên môn cấp trên và báo cáo công tác trước Hội đồng nhân dân cùng cấp khi được yêu cầu.
Chính phủ quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân và hướng dẫn về tổ chức một số cơ quan chuyên môn để Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định phù hợp với đặc điểm riêng của địa phương.
I. CHỨC NĂNG:
Uỷ ban nhân dân do Hội đồng nhân dân bầu là cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân, cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, chịu trách nhiệm trước Hội đồng nhân dân cùng cấp và cơ quan nhà nước cấp trên.
Uỷ ban nhân dân chịu trách nhiệm chấp hành Hiến pháp, luật, các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên và nghị quyết của Hội đồng nhân dân cùng cấp nhằm bảo đảm thực hiện chủ trương, biện pháp phát triển kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh và thực hiện các chính sách khác trên địa bàn.
Uỷ ban nhân dân thực hiện chức năng quản lý nhà nước ở địa phương, góp phần bảo đảm sự chỉ đạo, quản lý thống nhất trong bộ máy hành chính nhà nước từ trung ương tới cơ sở.
II. NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN:
A. Trong lĩnh vực kinh tế, Uỷ ban nhân dân huyện thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
1. Xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm trình Hội đồng nhân dân cùng cấp thông qua để trình Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt; tổ chức và kiểm tra việc thực hiện kế hoạch đó;
2. Lập dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn; dự toán thu, chi ngân sách địa phương, phương án phân bổ dự toán ngân sách cấp mình; quyết toán ngân sách địa phương; lập dự toán điều chỉnh ngân sách địa phương trong trường hợp cần thiết trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định và báo cáo Uỷ ban nhân dân, cơ quan tài chính cấp trên trực tiếp;
3. Tổ chức thực hiện ngân sách địa phương; hướng dẫn, kiểm tra Uỷ ban nhân dân xã, thị trấn xây dựng và thực hiện ngân sách và kiểm tra nghị quyết của Hội đồng nhân dân xã, thị trấn về thực hiện ngân sách địa phương theo quy định của pháp luật;
4. Phê chuẩn kế hoạch kinh tế - xã hội của xã, thị trấn.
B. Trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, thuỷ lợi và đất đai, Uỷ ban nhân dân huyện thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
1. Xây dựng, trình Hội đồng nhân dân cùng cấp thông qua các chương trình khuyến khích phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp ở địa phương và tổ chức thực hiện các chương trình đó;
2. Chỉ đạo Uỷ ban nhân dân xã, thị trấn thực hiện các biện pháp chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển nông nghiệp, bảo vệ rừng, trồng rừng và khai thác lâm sản, phát triển ngành, nghề đánh bắt, nuôi trồng và chế biến thuỷ sản;
3. Thực hiện giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất đối với cá nhân và hộ gia đình, giải quyết các tranh chấp đất đai, thanh tra đất đai theo quy định của pháp luật;
4. Xét duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai của Uỷ ban nhân dân xã, thị trấn;
5. Xây dựng quy hoạch thuỷ lợi; tổ chức bảo vệ đê điều, các công trình thuỷ lợi vừa và nhỏ; quản lý mạng lưới thuỷ nông trên địa bàn theo quy định của pháp luật.
C. Trong lĩnh vực công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, Uỷ ban nhân dân huyện thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
1. Tham gia với Uỷ ban nhân dân tỉnh trong việc xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn huyện;
2. Xây dựng và phát triển các cơ sở công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ ở các xã, thị trấn;
3. Tổ chức thực hiện xây dựng và phát triển các làng nghề truyền thống, sản xuất sản phẩm có giá trị tiêu dùng và xuất khẩu; phát triển cơ sở chế biến nông, lâm, thuỷ sản và các cơ sở công nghiệp khác theo sự chỉ đạo của Uỷ ban nhân dân tỉnh.
D. Trong lĩnh vực xây dựng, giao thông vận tải, Uỷ ban nhân dân huyện thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
1. Tổ chức lập, trình duyệt hoặc xét duyệt theo thẩm quyền quy hoạch xây dựng thị trấn, điểm dân cư nông thôn trên địa bàn huyện; quản lý việc thực hiện quy hoạch xây dựng đã được duyệt;
2. Quản lý, khai thác, sử dụng các công trình giao thông và kết cấu hạ tầng cơ sở theo sự phân cấp;
3. Quản lý việc xây dựng, cấp giấy phép xây dựng và kiểm tra việc thực hiện pháp luật về xây dựng; tổ chức thực hiện các chính sách về nhà ở; quản lý đất ở và quỹ nhà thuộc sở hữu nhà nước trên địa bàn;
4. Quản lý việc khai thác, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng theo phân cấp của Uỷ ban nhân dân tỉnh.
E. Trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ và du lịch, Uỷ ban nhân dân huyện thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
1. Xây dựng, phát triển mạng lưới thương mại, dịch vụ, du lịch và kiểm tra việc chấp hành quy định của Nhà nước về hoạt động thương mại, dịch vụ và du lịch trên địa bàn huyện;
2. Kiểm tra việc thực hiện các quy tắc về an toàn và vệ sinh trong hoạt động thương mại, dịch vụ, du lịch trên địa bàn;
3. Kiểm tra việc chấp hành quy định của Nhà nước về hoạt động thương mại, dịch vụ, du lịch trên địa bàn.
G. Trong lĩnh vực giáo dục, y tế, xã hội, văn hoá, thông tin và thể dục thể thao, Uỷ ban nhân dân huyện thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
1. Xây dựng các chương trình, đề án phát triển văn hoá, giáo dục, thông tin, thể dục thể thao, y tế, phát thanh trên địa bàn huyện và tổ chức thực hiện sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
2. Tổ chức và kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về phổ cập giáo dục, quản lý các trường tiểu học, trung học cơ sở, trường dạy nghề; tổ chức các trường mầm non; thực hiện chủ trương xã hội hoá giáo dục trên địa bàn; chỉ đạo việc xoá mù chữ và thực hiện các quy định về tiêu chuẩn giáo viên, quy chế thi cử;
3. Quản lý các công trình công cộng được phân cấp; hướng dẫn các phong trào về văn hoá, hoạt động của các trung tâm văn hoá - thông tin, thể dục thể thao; bảo vệ và phát huy giá trị các di tích lịch sử - văn hoá và danh lam thắng cảnh do địa phương quản lý;
4. Thực hiện kế hoạch phát triển sự nghiệp y tế; quản lý các trung tâm y tế, trạm y tế; chỉ đạo và kiểm tra việc bảo vệ sức khoẻ nhân dân; phòng, chống dịch bệnh; bảo vệ và chăm sóc người già, người tàn tật, trẻ mồ côi không nơi nương tựa; bảo vệ, chăm sóc bà mẹ, trẻ em; thực hiện chính sách dân số và kế hoạch hoá gia đình;
5. Kiểm tra việc chấp hành pháp luật trong hoạt động của các cơ sở hành nghề y, dược tư nhân, cơ sở in, phát hành xuất bản phẩm;
6. Tổ chức, chỉ đạo việc dạy nghề, giải quyết việc làm cho người lao động; tổ chức thực hiện phong trào xoá đói, giảm nghèo; hướng dẫn hoạt động từ thiện, nhân đạo.
H. Trong lĩnh vực khoa học, công nghệ, tài nguyên và môi trường, Uỷ ban nhân dân huyện thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
1. Thực hiện các biện pháp ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ phục vụ sản xuất và đời sống nhân dân ở địa phương;
2. Tổ chức thực hiện bảo vệ môi trường; phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai, bão lụt;
3. Tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về tiêu chuẩn đo lường và chất lượng sản phẩm; kiểm tra chất lượng sản phẩm và hàng hoá trên địa bàn huyện; ngăn chặn việc sản xuất và lưu hành hàng giả, hàng kém chất lượng tại địa phương.
K. Trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh và trật tự, an toàn xã hội, Uỷ ban nhân dân huyện thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
1. Tổ chức phong trào quần chúng tham gia xây dựng lực lượng vũ trang và quốc phòng toàn dân; thực hiện kế hoạch xây dựng khu vực phòng thủ huyện; quản lý lực lượng dự bị động viên; chỉ đạo việc xây dựng lực lượng dân quân tự vệ, công tác huấn luyện dân quân tự vệ;
2. Tổ chức đăng ký, khám tuyển nghĩa vụ quân sự; quyết định việc nhập ngũ, giao quân, việc hoãn, miễn thi hành nghĩa vụ quân sự và xử lý các trường hợp vi phạm theo quy định của pháp luật;
3. Tổ chức thực hiện nhiệm vụ giữ gìn an ninh, trật tự, an toàn xã hội, xây dựng lực lượng công an nhân dân huyện vững mạnh, bảo vệ bí mật nhà nước; thực hiện các biện pháp phòng ngừa, chống tội phạm, các tệ nạn xã hội và các hành vi vi phạm pháp luật khác ở địa phương;
4. Chỉ đạo và kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về quản lý hộ khẩu, quản lý việc cư trú, đi lại của người nước ngoài ở địa phương;
5. Tuyên truyền, giáo dục, vận động nhân dân tham gia phong trào bảo vệ an ninh, trật tự, an toàn xã hội.
L. Trong việc thực hiện chính sách dân tộc và chính sách tôn giáo, Uỷ ban nhân dân huyện có những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
1. Tuyên truyền, giáo dục, phổ biến chính sách, pháp luật về dân tộc và tôn giáo;
2. Tổ chức thực hiện các nhiệm vụ được giao về các chương trình, kế hoạch, dự án phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh đối với vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa, vùng có khó khăn đặc biệt;
3. Chỉ đạo và kiểm tra việc thực hiện chính sách dân tộc, chính sách tôn giáo; quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào của công dân ở địa phương;
4. Quyết định biện pháp ngăn chặn hành vi xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để làm trái những quy định của pháp luật và chính sách của Nhà nước theo quy định của pháp luật.
M. Trong việc thi hành pháp luật, Uỷ ban nhân dân huyện thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
1. Chỉ đạo, tổ chức công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật, kiểm tra việc chấp hành Hiến pháp, luật, các văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên và nghị quyết của Hội đồng nhân dân cùng cấp;
2. Tổ chức thực hiện và chỉ đạo Uỷ ban nhân dân xã, thị trấn thực hiện các biện pháp bảo vệ tài sản của Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức kinh tế, bảo vệ tính mạng, tự do, danh dự, nhân phẩm, tài sản, các quyền và lợi ích hợp pháp khác của công dân;
3. Chỉ đạo việc thực hiện công tác hộ tịch trên địa bàn;
4. Tổ chức, chỉ đạo thực hiện công tác thi hành án theo quy định của pháp luật;
5. Tổ chức, chỉ đạo việc thực hiện công tác kiểm tra, thanh tra nhà nước; tổ chức tiếp dân, giải quyết kịp thời khiếu nại, tố cáo và kiến nghị của công dân; hướng dẫn, chỉ đạo công tác hoà giải ở xã, thị trấn.
N. Trong việc xây dựng chính quyền và quản lý địa giới hành chính, Uỷ ban nhân dân huyện thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
1. Tổ chức thực hiện việc bầu cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân theo quy định của pháp luật;
2. Quy định tổ chức bộ máy và nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân cấp mình theo hướng dẫn của Uỷ ban nhân dân cấp trên;
3. Quản lý công tác tổ chức, biên chế, lao động, tiền lương theo phân cấp của Uỷ ban nhân dân cấp trên;
4. Quản lý hồ sơ, mốc, chỉ giới, bản đồ địa giới hành chính của huyện;
5. Xây dựng đề án thành lập mới, nhập, chia, điều chỉnh địa giới hành chính ở địa phương trình Hội đồng nhân dân cùng cấp thông qua để trình cấp trên xem xét, quyết định.
III. NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN CỦA THƯỜNG TRỰC UBND VÀ CÁC ỦY VIÊN ỦY BAN NHÂN DÂN:
Nội dung công tác thuộc phạm vi huyện được chia thành 4 khối lớn, định hướng theo mối quan hệ ngành dọc:
a. Công tác chung, nội chính, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội , công tác quy hoạch, xây dựng, kiến trúc đô thị, an ninh quốc phòng, công tác Thanh tra tư pháp, Thi đua - khen thưởng - kỷ luật và công tác chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm.
b. Công tác quản lý nhà đất, quản lý đô thị, xây dựng và giải phóng mặt bằng.
c. Công tác văn hóa xã hội và các lĩnh vực xã hội khác.
Các đồng chí Chủ tịch, Phó Chủ tịch trực tiếp phụ trách các mặt công tác, các ủy viên UBND huyện được phân công phụ trách các lĩnh vực công tác như sau:
1. Ông: Cầm Bá Xuân - Chủ tịch UBND huyện:
- Thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn của Chủ tịch UBND huyện theo quy định tại Điều 127 Luật tổ chức HĐND và UBND.
- Chỉ đạo, điều hành nhiệm vụ chung của UBND. Trực tiếp phụ trách các công tác:
+ Quốc phòng - an ninh, thanh tra - tư pháp, khiếu nại - tố cáo;
+ Quy hoạch tổ chức bộ máy, tổ chức quản lý cán bộ;
+ Quy hoạch, kế hoạch đầu tư, xây dựng cơ bản, địa giới hành chính, giải quyết tranh chấp đất đai;
+ Cải cách hành chính, xây dựng chính quyền.
- Làm trưởng ban an toàn giao thông, phòng cháy, chữa cháy rừng.
- Trưởng ban chỉ đạo 30a.
- Trưởng ban chỉ đạo xây dựng Nông thôn mới.
- Làm Chủ tịch Hội đồng thi đua - khen thưởng, Hội đông nghĩa vụ quân sự; Phụ trách các dự án nước ngoài và phi Chính phủ.
- Thay mặt UBND huyện phát ngôn trước báo chí, các cơ quan ngôn luận, thông tin đại chúng của huyện và các cơ quan báo chí của tỉnh, Trung ương làm việc trực tiếp với huyện.
- Giữ mối quan hệ hữu nghị truyền thống với huyện Sầm Tớ, tỉnh Hủa Phăn, nước CHDCND Lào.
- Phụ trách, theo dõi, chỉ đạo các xã tuyến Biên giới gồm: Bát Mọt, Yên Nhân, Lương Sơn và Ngọc Phụng.
2. Ông: Lang Đức Bông - Phó Chủ tịch Thường trực, phụ trách kinh tế:
- Trực tiếp phụ trách kinh tế, làm nhiệm vụ Thường trực UBND huyện, thay mặt Chủ tịch UBND huyện điều hành công việc khi Chủ tịch đi vắng.
- Giữ mối quan hệ giữa UBND huyện với Thường trực HĐND, UBMTTQ và các đoàn thể chính trị cấp huyện, Viện Kiểm sát nhân dân huyện, Tòa án nhân dân huyện, Chi cục Thi hành án huyện.
- Giữ chức vụ Thủ trưởng cơ quan UBND huyện, phụ trách hoạt động của cơ quan, trực tiếp quản lý tài chính, chịu trách nhiệm trước Pháp luật về dự toán, chấp hành dự toán, quyết toán kinh phí chi thường xuyên hàng năm của cơ quan, ban hành quy chế chi tiêu tài chính nội bộ cơ quan theo quy định của pháp luật và hướng dẫn của cơ quan quản lý; Quản lý kinh phí mua sắm tài sản, trang bị tài sản, thiết bị trong cơ quan; quản lý, điều động hoặc ủy quyền cho Chánh Văn phòng điều động phương tiện (xe ô tô con) phục vụ công tác của UBND, Chủ tịch và các Phó Chủ tịch UBND huyện. Khi cần sử dụng xe ô tô đi làm nhiệm vụ khác, Thủ trưởng cơ quan, Chánh Văn phòng phải báo cáo xin ý kiến Chủ tịch UBND huyện.
- Trực tiếp phụ trách các lĩnh vực giao thông vận tải, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, tài chính, xây dựng cơ bản, thống kê, thương mại và dịch vụ.
- Phụ trách theo dõi hoạt động của các Doanh nghiệp.
- Phụ trách ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, làm Trưởng đại diện của ngân hàng Chính sách xã hội.
- Theo dõi hoạt động của Kho bạc Nhà nước, Chi cục thuế, phụ trách theo dõi hoạt động của Chi cục Thống kê, Công ty điện lực Thường Xuân.
- Theo dõi thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở và cơ quan UBND huyện.
- Kiêm nhiệm các Ban quản lý, các chương trình dự án, chương trình mục tiêu Quốc gia thuộc lĩnh vực kinh tế.
- Làm Chủ tịch Hội đồng giải phóng mặt bằng các dự án thuộc lĩnh vực kinh tế.
- Làm Trưởng ban quản lý chương trình dự án Tầm nhìn thế giới và các tổ chức phi Chính phủ.
- Ký cải chính hộ tịch, hộ khẩu, ký cấp phép đăng ký kinh doanh thuộc lĩnh vực kinh tế.
- Phụ trách theo dõi, chỉ đạo các xã khu vực Trung tâm gồm: Thị trấn, Xuân Dương, Thọ Thanh, Xuân Cẩm và khu vực Cửa Đặt.
3. Bà: Lê Thị Hường - Phó Chủ tịch, phụ trách nông - lâm nghiệp:
- Trực tiếp phụ trách các lĩnh vực nông - lâm nghiệp, thủy sản; chỉ đạo điều hành các lĩnh vực Tài nguyên và Môi trường; chỉ đạo công tác sản xuất nông - lâm nghiệp.
- Quản lý công tác thủy lợi, thủy sản, trực tiếp chỉ đạo các chương trình, đề án, dự án đầu tư về nông nghiệp, lâm nghiệp và nông thôn, công tác phòng chống lụt bão, công tác định canh, định cư.
- Phụ trách và theo dõi hoạt động các đơn vị: Trạm khuyến nông lâm, Trạm thú y, Bảo vệ thực vật, Hạt kiểm lâm, Ban quản lý Bảo tồn thiên nhiên Xuân Liên, Ban quản lý Rừng phòng hộ Sông Đằn, Ban quản lý rừng phòng hộ Sông Chu.
- Chủ tịch Hội làm vườn.
- Làm Chủ tịch Hội đồng khoa học - Công nghệ huyện.
- Kiêm nhiệm các Ban quản lý, các chương trình dự án, chương trình mục tiêu Quốc gia thuộc khối nông - lâm nghiệp; Chủ tịch Hội đồng giải phóng mặt bằng các dự án thuộc lĩnh vực nông - lâm nghiệp.
- Thường trực Ban chỉ huy phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn của huyện; Thường trực Ban chỉ đạo 12-TTg; Thường trực Ban chỉ đạo xây dựng Nông thôn mới.
- Ký cấp phép đăng ký kinh doanh các lĩnh vực nông - lâm nghiệp.
- Phụ trách theo dõi, chỉ đạo các xã tuyên phía Nam gồm: Xuân Cao, Luận Thành, Tân Thành và Luận Khê.
4. Ông: Cầm Bá Đứng - Phó Chủ tịch, phụ trách văn hóa - xã hội:
- Trực tiếp phụ trách các lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hóa; công tác đào tạo nghề, thông tin - truyền thông, thể dục - thể thao, phát thanh truyền hình, chính sách xã hội, bảo hiểm xã hội, dân số - gia đình trẻ em, phòng chống các tệ nạn xã hội, công tác dân tộc, tôn giáo.
- Trực tiếp chỉ đạo các chương trình mục tiêu Quốc gia thuộc khối văn xã như: Chương trình 20, 112, các đề án, dự án đầu tư về văn hóa - xã hội; phụ trách các đơn vị sự nghiệp: Trung tâm văn hóa thông tin, Đài Phát thanh truyền hình, Bệnh viện đa khoa, Trung tâm y tế, Bưu điện huyện, Trung tâm bưu chính, viễn thông và các dơn vị sự nghiệp, các doanh nghiệp, đại diện doanh nghiệp thuộc lĩnh vực văn hóa xã hội trên địa bàn huyện.
- Kiêm nhiệm làm Trưởng các Ban, Chủ tịch các Hội thuộc lĩnh vực văn hóa - xã hội.
- Phụ trách theo dõi hoạt động của các tổ chức Hội và làm Chủ tịch các hội: Khuyến học, Chữ Thập đỏ, Hội nạn nhân chất độc da cam.
- Chủ tịch Hội đồng phổ biến - giáo dục pháp luật; Trưởng ban Vì sự tiến bộ của phụ nữ; Chương trình xóa đói giảm nghèo, xuất khẩu lao động, giải quyết việc làm.
- Ký cấp phép đăng ký kinh doanh thuộc các lĩnh vực văn hóa - xã hội.
- Phụ trách theo dõi, chỉ đạo các xã khu vực 5 Xuân gồm: Xuân Thắng, Xuân Lộc, Vạn Xuân, Xuân Chinh và Xuân Lẹ.
5. Các Ủy viên UBND huyện:
- Ông: Vi Thanh Duẩn - Thượng tá, Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy Quân sự huyện: Phụ trách công tác quân sự địa phương, công tác xây dựng cơ sở. Phụ trách tuyến Biên giới.
- Ông: Nguyễn Văn Giáp - Thượng tá, Trưởng Công an huyện: Phụ trách công tác an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Phụ trách khu vực 5 Xuân.
- Ông: Vi Văn Thể - Cháng Văn phòng HĐND - UBND huyện: Phụ trách công tác văn phòng, công tác nội vụ cơ quan. Tham mưu cho Thủ trưởng cơ quan quản lý tài chính, tài sản cơ quan; quản lý và điều động phương tiện (ô tô con) phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành của Chủ tịch, các Phó Chủ tịch UBND huyện.
- Ông: Trần Tiến Châu - Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Phụ trách công tác phát triển nông lâm nghiệp và nông thôn. Trực tiếp phụ trách xã Xuân Cao.
- Ông: Lương Văn Nhàn - Chánh Thanh tra huyện: Phụ trách công tác thanh tra, tư pháp; công tác tiếp công dân, giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân. Trực tiếp phụ trách xã Lương Sơn.
IV. QUAN HỆ TRÁCH NHIỆM GIỮA CHỦ TỊCH, CÁC PHÓ CHỦ TỊCH UBND HUYỆN:
- Các Phó Chủ tịch thay mặt Chủ tịch UBND huyện chỉ đạo, điều hành các mặt công tác được phân công.
- Trong phạm vi quyền hạn và nhiệm vụ được giao, các Phó Chủ tịch chủ động giải quyết công việc và chịu trách nhiệm về quyết định của mình, trong khi giải quyết công việc có liên quan đến vấn đề mình không phụ trách thì chủ động phối hợp tạo ra sự thống nhất của UBND để giải quyết.
- Các Phó Chủ tịch UBND xây dựng chương trình kế hoạch công tác trọng tâm tháng, quý, năm báo cáo Chủ tịch UBND để xây dựng chương trình công tác chung của UBND báo cáo Huyện ủy, HĐND huyện và UBND tỉnh.
- Các Phó Chủ tịch UBND có trách nhiệm tham gia đầy đủ các phiên họp của UBND, chuẩn bị kỹ các nội dung trước khi đưa ra báo cáo tại phiên họp của UBND. Các Phó Chủ tịch có thể trực tiếp hoặc ủy quyền cho cơ quan chuyên môn báo cáo khi được Chủ tịch đồng ý.
- Tùy theo yêu cầu công tác của huyện, các Phó Chủ tịch còn điều hành những phần việc khác do Chủ tịch giao và ủy quyền trực tiếp.
V. NHIỆM VỤ CỦA CÁC ỦY VIÊN UBND HUYỆN:
Các ủy viên UBND chịu trách nhiệm điều hành mọi công tác thuộc lĩnh vực được phân công. Trực tiếp điều hành và phối hợp với các phòng, ban, ngành, đơn vị liên quan để đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ được giao. Giúp Chủ tịch, các Phó Chủ tịch UBND Huyện chuẩn bị nội dung các vấn đề cần đưa ra tại các phiên họp của UBND huyện; Tham dự đầy đủ các phiên họp của HĐND huyện được quy định tại quy chế làm việc của UBND huyện.
VI. NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN CỦA CÁC PHÒNG CHUYÊN MÔN THUỘC UBND HUYỆN:
Các cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân là cơ quan tham mưu, giúp Uỷ ban nhân dân cùng cấp thực hiện chức năng quản lý nhà nước ở địa phương và thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn theo sự uỷ quyền của Uỷ ban nhân dân cùng cấp và theo quy định của pháp luật; góp phần bảo đảm sự thống nhất quản lý của ngành hoặc lĩnh vực công tác từ trung ương đến cơ sở.
Cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và công tác của Uỷ ban nhân dân cùng cấp, đồng thời chịu sự chỉ đạo, kiểm tra về nghiệp vụ của cơ quan chuyên môn cấp trên. Thủ trưởng cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Uỷ ban nhân dân, cơ quan chuyên môn cấp trên và báo cáo công tác trước Hội đồng nhân dân cùng cấp khi được yêu cầu.
Chính phủ quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân và hướng dẫn về tổ chức một số cơ quan chuyên môn để Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định phù hợp với đặc điểm riêng của địa phương.