Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
1017728

Ý kiến thăm dò

Bạn quan tâm đến chuyên mục nào trên trang?

Tham quan, học tập xây dựng mô hình: trồng, chế biến và tiêu thụ các sản phẩm từ cây quế tại huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái.

Ngày 12/05/2014 10:03:27

Vừa qua, đoàn công tác huyện Thường Xuân do đồng chí Cầm Bá Xuân - Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện làm Trưởng đoàn đi Tham quan, học tập xây dựng mô hình: trồng, chế biến và tiêu thụ các sản phẩm từ cây quế tại huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái.

 Cùng đi có đồng chí Lương Văn Tám - Uỷ viên Ban Thường vụ Huyện ủy, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND huyện; đồng chí Lê Thị Hường - Phó chủ tịch UBND huyện; lãnh đạo phòng Công thương, phòng Nông nghiệp và PTNT, Văn phòng HĐND-UBND huyện, đại diện các đơn vị chủ rừng nhà nước, Trung tâm dạy nghề, Đài TT- TH huyện Thường Xuân.
Trong chuyến công tác, các đồng chí lãnh đạo huyện Thường Xuân và đoàn đã có buổi làm việc với các đồng chí lãnh đạo huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái. Hai bên đã giới thiệu khái quát những nét chính về đặc điểm vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, tình hình phát triển kinh tế, xã hôi, quốc phòng, an ninh trên địa bàn. Văn Yên là huyện có diện tích lớn của tỉnh Yên Bái với trên 139 nghìn ha, gồm có 26 xã và 1 thị trấn, có 4 dân tộc anh em; Kinh, Dao, Tày, Mường cùng sinh sống. Thu nhập chính của người dân chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp. Trong đó, quế là cây trồng bản địa được đồng bào dân tộc Dao bảo tồn và mở rộng diện tích, mang lại giá trị kinh tế cao cho người dân. Đối với huyện Thường Xuân, có các điều kiện tự nhiên rất thích hợp cho cây quế sinh trưởng phát triển tốt. Đây là cây trồng bản địa. Hàm lượng tinh dầu cũng như giá trị y học thu được từ vỏ quế hơn những vùng quế khác trong cả nước, đặc biệt là quế khu vực Trịnh Vạn xưa, nay là khu vực Năm Xuân của huyện Thường Xuân. Vào những năm 80 của thế kỉ XX, có khoảng 3 nghìn ha quế. Sau năm 1986, cơ chế chính sách nhà nước thay đổi thì diện tích quế bị khai thác ồ ạt, không quan tâm đến trồng mới, cùng với giá quế bán ra thị trường thấp nên cây quế đã bị chặt bỏ. Cây quế không chỉ mang lại những giá trị về kinh tế mà còn mang giá trị lịch sử, giá trị biểu tượng của huyện Thường Xuân. Vì vậy, huyện Thường Xuân đang đẩy mạnh công tác bảo tồn và phát triển cây quế.
Tiếp đó, đoàn đã đi thăm quan mô hình sản xuất: trồng, chế biến và tiêu thụ các sản phẩm từ cây quế tại xã Đại Sơn, huyện Văn Yên. Đây là một trong 8 xã của huyện chuyên canh cây quế, với 2.500 ha/8.300 ha diện tích tự nhiên của xã. Đến nay, toàn xã có hơn 2 nghìn ha quế từ 1 đến 20 năm tuổi. Trong đó, nhiều nhất là cây từ 5 đến 7 năm tuổi. Mỗi kg lá quế tươi có giá khoảng 2 nghìn đồng; 1 kg vỏ quế tươi đầu vụ như hiện nay có giá 12 nghìn đồng; 1 kg vỏ quế khô có giá từ 25 đến 27 nghìn đồng. Những năm qua, cây quế được xác định là cây xóa đói giảm nghèo đối với đồng bào dân tộc Dao nơi đây. Đặc biệt, đối với 4 thôn có diện tích trồng quế lớn, đời sống nhân dân ổn định và ngày càng được nâng cao.
Sau khi đi tham quan thực tế và nghe giới thiệu về quy trình kĩ thuật thâm canh cây quế, các đồng chí trong đoàn công tác của huyện Thường Xuân đánh giá rất cao những kết quả đạt được đối với mô hình sản xuất: trồng, chế biến và tiêu thụ các sản phẩm từ cây quế tại xã Đại Sơn nói riêng và huyện Văn Yên nói chung, qua đó đã góp phần quan trọng vào việc khai thác các tiềm năng, lợi thế của địa phương; chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng sản xuất hàng hóa; tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân; thực hiện thắng lợi công cuộc xóa đói giảm nghèo. Đây sẽ là cơ sở quan trọng để huyện Thường Xuân triển khai thực hiện thành công Đề án bảo tồn và phát triển bền vững cây quế huyện Thường Xuân, giai đoạn 2014- 2020./.
Phương Nguyên
Đài TT-TH huyện

Tham quan, học tập xây dựng mô hình: trồng, chế biến và tiêu thụ các sản phẩm từ cây quế tại huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái.

Đăng lúc: 12/05/2014 10:03:27 (GMT+7)

Vừa qua, đoàn công tác huyện Thường Xuân do đồng chí Cầm Bá Xuân - Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện làm Trưởng đoàn đi Tham quan, học tập xây dựng mô hình: trồng, chế biến và tiêu thụ các sản phẩm từ cây quế tại huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái.

 Cùng đi có đồng chí Lương Văn Tám - Uỷ viên Ban Thường vụ Huyện ủy, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND huyện; đồng chí Lê Thị Hường - Phó chủ tịch UBND huyện; lãnh đạo phòng Công thương, phòng Nông nghiệp và PTNT, Văn phòng HĐND-UBND huyện, đại diện các đơn vị chủ rừng nhà nước, Trung tâm dạy nghề, Đài TT- TH huyện Thường Xuân.
Trong chuyến công tác, các đồng chí lãnh đạo huyện Thường Xuân và đoàn đã có buổi làm việc với các đồng chí lãnh đạo huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái. Hai bên đã giới thiệu khái quát những nét chính về đặc điểm vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, tình hình phát triển kinh tế, xã hôi, quốc phòng, an ninh trên địa bàn. Văn Yên là huyện có diện tích lớn của tỉnh Yên Bái với trên 139 nghìn ha, gồm có 26 xã và 1 thị trấn, có 4 dân tộc anh em; Kinh, Dao, Tày, Mường cùng sinh sống. Thu nhập chính của người dân chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp. Trong đó, quế là cây trồng bản địa được đồng bào dân tộc Dao bảo tồn và mở rộng diện tích, mang lại giá trị kinh tế cao cho người dân. Đối với huyện Thường Xuân, có các điều kiện tự nhiên rất thích hợp cho cây quế sinh trưởng phát triển tốt. Đây là cây trồng bản địa. Hàm lượng tinh dầu cũng như giá trị y học thu được từ vỏ quế hơn những vùng quế khác trong cả nước, đặc biệt là quế khu vực Trịnh Vạn xưa, nay là khu vực Năm Xuân của huyện Thường Xuân. Vào những năm 80 của thế kỉ XX, có khoảng 3 nghìn ha quế. Sau năm 1986, cơ chế chính sách nhà nước thay đổi thì diện tích quế bị khai thác ồ ạt, không quan tâm đến trồng mới, cùng với giá quế bán ra thị trường thấp nên cây quế đã bị chặt bỏ. Cây quế không chỉ mang lại những giá trị về kinh tế mà còn mang giá trị lịch sử, giá trị biểu tượng của huyện Thường Xuân. Vì vậy, huyện Thường Xuân đang đẩy mạnh công tác bảo tồn và phát triển cây quế.
Tiếp đó, đoàn đã đi thăm quan mô hình sản xuất: trồng, chế biến và tiêu thụ các sản phẩm từ cây quế tại xã Đại Sơn, huyện Văn Yên. Đây là một trong 8 xã của huyện chuyên canh cây quế, với 2.500 ha/8.300 ha diện tích tự nhiên của xã. Đến nay, toàn xã có hơn 2 nghìn ha quế từ 1 đến 20 năm tuổi. Trong đó, nhiều nhất là cây từ 5 đến 7 năm tuổi. Mỗi kg lá quế tươi có giá khoảng 2 nghìn đồng; 1 kg vỏ quế tươi đầu vụ như hiện nay có giá 12 nghìn đồng; 1 kg vỏ quế khô có giá từ 25 đến 27 nghìn đồng. Những năm qua, cây quế được xác định là cây xóa đói giảm nghèo đối với đồng bào dân tộc Dao nơi đây. Đặc biệt, đối với 4 thôn có diện tích trồng quế lớn, đời sống nhân dân ổn định và ngày càng được nâng cao.
Sau khi đi tham quan thực tế và nghe giới thiệu về quy trình kĩ thuật thâm canh cây quế, các đồng chí trong đoàn công tác của huyện Thường Xuân đánh giá rất cao những kết quả đạt được đối với mô hình sản xuất: trồng, chế biến và tiêu thụ các sản phẩm từ cây quế tại xã Đại Sơn nói riêng và huyện Văn Yên nói chung, qua đó đã góp phần quan trọng vào việc khai thác các tiềm năng, lợi thế của địa phương; chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng sản xuất hàng hóa; tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân; thực hiện thắng lợi công cuộc xóa đói giảm nghèo. Đây sẽ là cơ sở quan trọng để huyện Thường Xuân triển khai thực hiện thành công Đề án bảo tồn và phát triển bền vững cây quế huyện Thường Xuân, giai đoạn 2014- 2020./.
Phương Nguyên
Đài TT-TH huyện
0 bình luận
(Bấm vào đây để nhận mã)
Dự báo thời tiết Thanh Hóa