Ý kiến thăm dò
Hướng tới đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số huyện Thường Xuân lần thứ 2 nhiệm kỳ 2014 – 2019.
Thường Xuân là huyện miền núi nằm ở phía Tây của tỉnh Thanh Hóa, có tổng diện tích là hơn 111 ha, gồm 16 xã và 1 thị trấn. Dân số trên 90,6 vạn người với 3 dân tộc anh em Thái, Kinh, Mường cùng chung sống. Trong đó, dân tộc Thái chiếm 55,5%. Dân tộc Kinh chiếm 41,3%. Dân tộc Mường chiếm tỷ lệ 3,2%. Hiện nay, Thường Xuân có 9 xã đặc biệt khó khăn thuộc khu vực III, 4 xã thuộc khu vực II và 4 xã Khu vực I.
Nhìn chung, đời sống vật chất và tinh thần của người dân còn nhiều khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo là người dân tộc thiểu số chiếm tỷ lệ cao trong tổng số hộ nghèo cả huyện. Trên cơ sở đó, huyện Thường Xuân xác định đẩy mạnh phát triển kinh tế vùng đồng bào dân tộc thiểu số là nhiệm vụ cấp bách và cần thiết, cần sự chung tay vào cuộc của cả hệ thống chính trị. Được sự quan tâm đặc biệt của Đảng, Nhà nước đối với đồng bào các dân tộc thiểu số, miền núi, cùng với sự đầu tư hỗ trợ trực tiếp của các chương trình, dự án, nhân dân các dân tộc trong huyện luôn đoàn kết một lòng, phát huy truyền thống anh hùng trong kháng chiến, vượt qua khó khăn thử thách, vươn lên đạt những thành tựu quan trọng trong sự nghiệp đổi mới của huyện. Đồng bào các dân tộc thiểu số đã thi đua lao động sản xuất, tham gia tích cực vào các phong trào, các hoạt động văn hóa, văn nghệ, Thể dục thể thao, xây dựng quê hương, bản làng ngày càng giàu đẹp.
Đồng chí Cầm Bá Đứng - PCT UBND huyện Thường Xuân cho biết: Để thực hiện có hiệu quả công tác xóa đói, giảm nghèo, nâng cao đời sống cho đồng bào dân tộc thiểu số, huyện Thường Xuân đã đã triển khai thực hiện các chương trình phát triển kinh tế cùng với việc triển khai lồng ghép các chương trình, dự án, phát huy tiềm năng thế mạnh từng vùng đồng thời chú trọng quan tâm chăm lo đời sống văn hóa cho đồng bào. Nhờ vậy, cơ cấu cây trồng, vật nuôi của huyện đang từng bước chuyển dịch theo hướng sản xuất hàng hóa. Nhiều loại cây trồng mới đang được bà con sản xuất mang lại hiệu quả kinh tế cao, thay thế cho các loại giống cho năng suất thấp.
Trong 5 năm qua, các chính sách của Đảng, nhà nước đối với đồng bào dân tộc thiểu số, hộ nghèo được thực hiện có hiệu quả. Toàn huyện đã được đầu tư trên 320 tỷ đồng xây dựng cơ sở hạ tầng thuộc chương trình 134, chương trình 135; chương trình 30a, chương trình mục tiêu quốc gia và các nguồn vốn khác.. Trong đó, đầu tư hơn 14 tỷ đồng xây dựng 14 công trình nước sinh hoạt tập trung cho các thôn bản vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Đầu tư trên 306 tỷ đồng xây dựng các công trình điện, đường giao thông, trường học, trạm y tế. Bên cạnh đó, các chính sách hỗ trợ cho hộ nghèo được triển khai đầy đủ, kịp thời. Huyện đã hỗ trợ làm nhà ở theo quyết định 167 của Chính phủ cho 4.082 hộ nghèo với tổng kinh phí trên 83 tỷ đồng; hỗ trợ tiền điện cho hộ nghèo; hỗ trợ tiền ăn và tiền nhà ở cho học sinh bán trú; hỗ trợ gạo cho học sinh thuộc khu vực đặc biệt khó khăn; thực hiện các chính sách miễn, giảm học phí cho học sinh, sinh viên theo quy định của nhà nước. Ngoài ra, các hộ đồng bào dân tộc thiểu số được hỗ trợ về cây giống, con giống, phân bón... thông qua các mô hình hỗ trợ phát triển sản xuất; được vay vốn ưu đãi thông qua các tổ chức hội, đoàn thể với tổng dư nợ hàng trăm tỷ đồng. Việc thực hiện các chương trình, dự án đã đem lại hiệu quả rõ rệt đối với sản xuát và đời sống cho nhân dân các địa phương được thụ hưởng, góp phần làm thay đổi bộ mặt các xã khu vực biên giới, vùng sâu, vùng xa của huyện, tác động tích cực đến các lĩnh vực xã hội, góp phần xóa đói giảm nghèo. Các công trình kết cấu hạ tầng đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc đi lại, học hành, trị bệnh, giao lưu trao đổi hàng hóa giữa các vùng..., giúp đồng bào các dân tộc tiếp cận được các dịch vụ thiết yếu trong đời sống, nâng cao mức hưởng thụ văn hóa, tinh thần. Nhờ đó, đồng bào các dân tộc thiểu số có điều kiện phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo và làm giàu chính đáng, góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo chung của toàn huyện từ 45,88% năm 2009 ( theo tiêu chí cũ) xuống còn 29,79% năm 2014 ( theo tiêu chí mới).
Đến nay, kinh tế vùng đồng bào dân tộc thiểu số đã có nhiều chuyển biến tích cực: cơ cấu cây trồng vật nuôi chuyển dịch theo hướng sản xuất hàng hóa. Nhiều tập thể đã có hướng đi đúng đắn, phát huy tiềm ăng thế mạnh của địa phương, mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân. Điển hình như xã Luận Thành, Lương Sơn, Xuân Cao với cây mía đường, sắn cao sản; xã Xuân Thắng, Vạn Xuân với mô hình cây cao su tiểu điền; xã Yên Nhân với việc bảo vệ rừng nứa, rừng vầu để khai thác nan thanh và thực hiện tốt mô hình quản lý của xăng tại cộng đồng với 127 cưa xăng được quản lý tập trung tại thôn bản, Anh Vi Văn Tấn- Trưởng thôn Na Nghịu, xã Yên Nhân- người đươc cấp ủy chính quyền xã giao nhiệm vụ trực tiếp, quản lý, mở số theo dõi việc giao nhận cưa xăng cho các hộ dân khi có nhu cầu sử dụng cho biết. Nhờ cách làm đó, tình hình an ninh rừng trên địa bàn xã Yên Nhân thời gian gần đây đã cơ bản ổn định, không còn tình trạng khai thác gỗ,, phá rừng trái phép. Người dân đã ý thức hơn trong việc bảo vệ và phát triển rùng, phòng cháy chữa cháy rừng.
Phong trào sản xuất, kinh doanh giỏi trong đồng bào DTTS giỏi ngày càng được nhân rộng; tiêu biểu như mô hình phát triển kinh tế trang trại của bác Bùi Ngọc Đinh, dân tộc Mường, thôn Vinh Quang, xã Xuân Cao có mức thu nhập mỗi năm hàng trăm triệu đồng. Mô hình phát triển kinh tế vườn rừng, trang trại của hộ gia đình ông Lương Hùng Ót, dân tộc Thái, thôn Cao Tiến, xã Luận Thành. Mô hình phát triển kinh tế vườn đồi trang trại của hộ gia đình ông Cầm Bá Trường, thôn Bù Đồn, xã Vạn Xuân, mô hình phát triển cây cao su của hộ chị Ngân Thị Niên, dân tộc Thái, thôn Đót, xã Xuân Thắng. Với hơn 30 ha diện tích đất lâm nghiệp hiện có, chị Niên đã mạnh dạn chuyển đổi 10 ha cây trồng hiệu quả kinh tế thấp sang trồng cao su, hiện nay đang sinh trưởng, phát triển tốt, hứa hẹn những kết quả khả quan.
Trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo, đội ngũ các thầy giáo, cô giáo đã nêu cao tinh thần " tất cả vì học sinh thân yêu", vượt lên mọi khó khăn để bám trường, bám lớp; có nhiều sáng tạo, cải tiến phương pháp dạy học và quản lý giáo dục ; góp phần đòa tạo, bồi dưỡng, tạo nguồn cán bộ cho vùng dân tộc miền núi. Trong lĩnh vực y tế, các y, bác sỹ đã không quản ngại khó khăn, vất vả, làm tốt công tác chăm sóc sức khỏe cho nhân dân, góp phần xóa đói giảm nghèo cho đồng bào các dân tộc thiểu số. Phong trào văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao ngày càng phát triển. Các hoạt động văn hóa dân tộc như khua luống, nhảy sạp, cồng chiêng, ném còn, khặp Thái đang được khôi phục, bảo tồn và phát triển.
Trong các phong trào thi đua yêu nước, có sự đóng góp không nhỏ của đội ngũ già làng, trưởng bản, cán bộ hưu trí, người có uy tín trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Đây là những nhân tố tích cực cùng với chính quyền các địa phương tuyên truyền, vận động nhân dân tự giác tham gia thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và nhà nước. Nhiều người đã thực sự trở thành trung tâm đoàn kết các dân tộc và vận động nhân dân phát triển kinh tế, tổ chức đời sống văn hóa, góp phần quan trọng trong việc bảo vệ đường biên, cột mốc, an ninh trật tự trên địa bàn.
Nhờ thực hiện tốt các chính sách phát triển kinh tế, chính sách hỗ trợ, nâng cao đời sống với việc phát huy tiềm năng, thế mạnh của địa phương nên đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số huyện Thường Xuân ngày càng được cải thiện, bộ mặt nông thôn miền núi đang khởi sắc từng ngày. Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm đạt từ 14,5% trở lên. Thu nhập bình quân theo đầu người đạt 12 triệu đồng/ năm. Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng tích cực, tăng tỷ trọng công nghiệp, xây dựng, thương mại, dịch vụ; giảm dần tỷ trọng nông, lâm nghiệp. Cơ sở hạ tầng kinh tế được đầu tư xây dựng khá đồng bộ. Đến nay, 100% xã, thị trấn có điểm bưu điện văn hóa xã, có đường ô tô về đến trung tâm; 95% số hộ được sử dụng điện lưới quốc gia; 85% số hộ được sử dụng nước hợp vệ sinh; 98% số hộ được xem đài truyền hình Việt Nam. Năm 2012, Đảng bộ và nhân dân các dân tộc huyện Thường Xuân đã vinh dự được chủ tịch nước tặng thưởng Huân chương lao động hạng nhì.
Trong thời gian tới, nhằm tiếp tục tạo động lực giúp đẩy mạnh kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số phát triển, tạo tiền đề giữ vững an ninh-chính trị địa phương, huyện Thường Xuân tập trung huy động mọi nguồn lực đầu tư phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số theo hướng bền vững. Gắn phát triển kinh tế, xã hội với giải quyết tốt các vấn đề xã hội, bảo vệ môi trường sinh thái, đẩy mạnh giảm nghèo vùng đồng bào dân tộc thiểu số xuống dưới 25% vào năm 2020; rút ngắn khoảng cách phát triển giữa các vùng dân tộc; giảm dần thôn, xã đặc biệt khó khăn; từng bước hình thành các vùng kinh tế trên địa bàn huyện; chú trọng đào tạo nguồn nhân lực vùng đồng bào dân tộc thiểu số có chất lượng cao; xây dựng đời sống văn hóa; bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa tốt đẹp của các dân tộc; củng cố hệ thống chính trị cơ sở, giữ vững khối đại đoàn kết dân tộc, đảm bảo về quốc phòng, an ninh…tạo tiền đề vững chắc để Thường Xuân thoát nghèo nhanh, bền vững và phát triển toàn diện.
Thực hiện: Đỗ Bảy - Phương Nguyên
Tin cùng chuyên mục
-
4 thôn bản giáp biên của xã Bát Mọt được Đầu tư loa truyền thanh.
29/10/2014 10:36:34 -
Đại Hội Đại Biểu Các Dân Tộc Thiểu Số Huyện Thường Xuân Lần Thứ II ( 2014- 2019)
11/08/2014 14:20:09 -
Hướng tới đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số huyện Thường Xuân lần thứ 2 nhiệm kỳ 2014 – 2019.
30/07/2014 16:20:52 -
Huyện Thường Xuân với công tác Đền Ơn Đáp Nghĩa
30/07/2014 09:13:48
Hướng tới đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số huyện Thường Xuân lần thứ 2 nhiệm kỳ 2014 – 2019.
Thường Xuân là huyện miền núi nằm ở phía Tây của tỉnh Thanh Hóa, có tổng diện tích là hơn 111 ha, gồm 16 xã và 1 thị trấn. Dân số trên 90,6 vạn người với 3 dân tộc anh em Thái, Kinh, Mường cùng chung sống. Trong đó, dân tộc Thái chiếm 55,5%. Dân tộc Kinh chiếm 41,3%. Dân tộc Mường chiếm tỷ lệ 3,2%. Hiện nay, Thường Xuân có 9 xã đặc biệt khó khăn thuộc khu vực III, 4 xã thuộc khu vực II và 4 xã Khu vực I.
Nhìn chung, đời sống vật chất và tinh thần của người dân còn nhiều khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo là người dân tộc thiểu số chiếm tỷ lệ cao trong tổng số hộ nghèo cả huyện. Trên cơ sở đó, huyện Thường Xuân xác định đẩy mạnh phát triển kinh tế vùng đồng bào dân tộc thiểu số là nhiệm vụ cấp bách và cần thiết, cần sự chung tay vào cuộc của cả hệ thống chính trị. Được sự quan tâm đặc biệt của Đảng, Nhà nước đối với đồng bào các dân tộc thiểu số, miền núi, cùng với sự đầu tư hỗ trợ trực tiếp của các chương trình, dự án, nhân dân các dân tộc trong huyện luôn đoàn kết một lòng, phát huy truyền thống anh hùng trong kháng chiến, vượt qua khó khăn thử thách, vươn lên đạt những thành tựu quan trọng trong sự nghiệp đổi mới của huyện. Đồng bào các dân tộc thiểu số đã thi đua lao động sản xuất, tham gia tích cực vào các phong trào, các hoạt động văn hóa, văn nghệ, Thể dục thể thao, xây dựng quê hương, bản làng ngày càng giàu đẹp.
Đồng chí Cầm Bá Đứng - PCT UBND huyện Thường Xuân cho biết: Để thực hiện có hiệu quả công tác xóa đói, giảm nghèo, nâng cao đời sống cho đồng bào dân tộc thiểu số, huyện Thường Xuân đã đã triển khai thực hiện các chương trình phát triển kinh tế cùng với việc triển khai lồng ghép các chương trình, dự án, phát huy tiềm năng thế mạnh từng vùng đồng thời chú trọng quan tâm chăm lo đời sống văn hóa cho đồng bào. Nhờ vậy, cơ cấu cây trồng, vật nuôi của huyện đang từng bước chuyển dịch theo hướng sản xuất hàng hóa. Nhiều loại cây trồng mới đang được bà con sản xuất mang lại hiệu quả kinh tế cao, thay thế cho các loại giống cho năng suất thấp.
Trong 5 năm qua, các chính sách của Đảng, nhà nước đối với đồng bào dân tộc thiểu số, hộ nghèo được thực hiện có hiệu quả. Toàn huyện đã được đầu tư trên 320 tỷ đồng xây dựng cơ sở hạ tầng thuộc chương trình 134, chương trình 135; chương trình 30a, chương trình mục tiêu quốc gia và các nguồn vốn khác.. Trong đó, đầu tư hơn 14 tỷ đồng xây dựng 14 công trình nước sinh hoạt tập trung cho các thôn bản vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Đầu tư trên 306 tỷ đồng xây dựng các công trình điện, đường giao thông, trường học, trạm y tế. Bên cạnh đó, các chính sách hỗ trợ cho hộ nghèo được triển khai đầy đủ, kịp thời. Huyện đã hỗ trợ làm nhà ở theo quyết định 167 của Chính phủ cho 4.082 hộ nghèo với tổng kinh phí trên 83 tỷ đồng; hỗ trợ tiền điện cho hộ nghèo; hỗ trợ tiền ăn và tiền nhà ở cho học sinh bán trú; hỗ trợ gạo cho học sinh thuộc khu vực đặc biệt khó khăn; thực hiện các chính sách miễn, giảm học phí cho học sinh, sinh viên theo quy định của nhà nước. Ngoài ra, các hộ đồng bào dân tộc thiểu số được hỗ trợ về cây giống, con giống, phân bón... thông qua các mô hình hỗ trợ phát triển sản xuất; được vay vốn ưu đãi thông qua các tổ chức hội, đoàn thể với tổng dư nợ hàng trăm tỷ đồng. Việc thực hiện các chương trình, dự án đã đem lại hiệu quả rõ rệt đối với sản xuát và đời sống cho nhân dân các địa phương được thụ hưởng, góp phần làm thay đổi bộ mặt các xã khu vực biên giới, vùng sâu, vùng xa của huyện, tác động tích cực đến các lĩnh vực xã hội, góp phần xóa đói giảm nghèo. Các công trình kết cấu hạ tầng đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc đi lại, học hành, trị bệnh, giao lưu trao đổi hàng hóa giữa các vùng..., giúp đồng bào các dân tộc tiếp cận được các dịch vụ thiết yếu trong đời sống, nâng cao mức hưởng thụ văn hóa, tinh thần. Nhờ đó, đồng bào các dân tộc thiểu số có điều kiện phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo và làm giàu chính đáng, góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo chung của toàn huyện từ 45,88% năm 2009 ( theo tiêu chí cũ) xuống còn 29,79% năm 2014 ( theo tiêu chí mới).
Đến nay, kinh tế vùng đồng bào dân tộc thiểu số đã có nhiều chuyển biến tích cực: cơ cấu cây trồng vật nuôi chuyển dịch theo hướng sản xuất hàng hóa. Nhiều tập thể đã có hướng đi đúng đắn, phát huy tiềm ăng thế mạnh của địa phương, mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân. Điển hình như xã Luận Thành, Lương Sơn, Xuân Cao với cây mía đường, sắn cao sản; xã Xuân Thắng, Vạn Xuân với mô hình cây cao su tiểu điền; xã Yên Nhân với việc bảo vệ rừng nứa, rừng vầu để khai thác nan thanh và thực hiện tốt mô hình quản lý của xăng tại cộng đồng với 127 cưa xăng được quản lý tập trung tại thôn bản, Anh Vi Văn Tấn- Trưởng thôn Na Nghịu, xã Yên Nhân- người đươc cấp ủy chính quyền xã giao nhiệm vụ trực tiếp, quản lý, mở số theo dõi việc giao nhận cưa xăng cho các hộ dân khi có nhu cầu sử dụng cho biết. Nhờ cách làm đó, tình hình an ninh rừng trên địa bàn xã Yên Nhân thời gian gần đây đã cơ bản ổn định, không còn tình trạng khai thác gỗ,, phá rừng trái phép. Người dân đã ý thức hơn trong việc bảo vệ và phát triển rùng, phòng cháy chữa cháy rừng.
Phong trào sản xuất, kinh doanh giỏi trong đồng bào DTTS giỏi ngày càng được nhân rộng; tiêu biểu như mô hình phát triển kinh tế trang trại của bác Bùi Ngọc Đinh, dân tộc Mường, thôn Vinh Quang, xã Xuân Cao có mức thu nhập mỗi năm hàng trăm triệu đồng. Mô hình phát triển kinh tế vườn rừng, trang trại của hộ gia đình ông Lương Hùng Ót, dân tộc Thái, thôn Cao Tiến, xã Luận Thành. Mô hình phát triển kinh tế vườn đồi trang trại của hộ gia đình ông Cầm Bá Trường, thôn Bù Đồn, xã Vạn Xuân, mô hình phát triển cây cao su của hộ chị Ngân Thị Niên, dân tộc Thái, thôn Đót, xã Xuân Thắng. Với hơn 30 ha diện tích đất lâm nghiệp hiện có, chị Niên đã mạnh dạn chuyển đổi 10 ha cây trồng hiệu quả kinh tế thấp sang trồng cao su, hiện nay đang sinh trưởng, phát triển tốt, hứa hẹn những kết quả khả quan.
Trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo, đội ngũ các thầy giáo, cô giáo đã nêu cao tinh thần " tất cả vì học sinh thân yêu", vượt lên mọi khó khăn để bám trường, bám lớp; có nhiều sáng tạo, cải tiến phương pháp dạy học và quản lý giáo dục ; góp phần đòa tạo, bồi dưỡng, tạo nguồn cán bộ cho vùng dân tộc miền núi. Trong lĩnh vực y tế, các y, bác sỹ đã không quản ngại khó khăn, vất vả, làm tốt công tác chăm sóc sức khỏe cho nhân dân, góp phần xóa đói giảm nghèo cho đồng bào các dân tộc thiểu số. Phong trào văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao ngày càng phát triển. Các hoạt động văn hóa dân tộc như khua luống, nhảy sạp, cồng chiêng, ném còn, khặp Thái đang được khôi phục, bảo tồn và phát triển.
Trong các phong trào thi đua yêu nước, có sự đóng góp không nhỏ của đội ngũ già làng, trưởng bản, cán bộ hưu trí, người có uy tín trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Đây là những nhân tố tích cực cùng với chính quyền các địa phương tuyên truyền, vận động nhân dân tự giác tham gia thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và nhà nước. Nhiều người đã thực sự trở thành trung tâm đoàn kết các dân tộc và vận động nhân dân phát triển kinh tế, tổ chức đời sống văn hóa, góp phần quan trọng trong việc bảo vệ đường biên, cột mốc, an ninh trật tự trên địa bàn.
Nhờ thực hiện tốt các chính sách phát triển kinh tế, chính sách hỗ trợ, nâng cao đời sống với việc phát huy tiềm năng, thế mạnh của địa phương nên đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số huyện Thường Xuân ngày càng được cải thiện, bộ mặt nông thôn miền núi đang khởi sắc từng ngày. Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm đạt từ 14,5% trở lên. Thu nhập bình quân theo đầu người đạt 12 triệu đồng/ năm. Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng tích cực, tăng tỷ trọng công nghiệp, xây dựng, thương mại, dịch vụ; giảm dần tỷ trọng nông, lâm nghiệp. Cơ sở hạ tầng kinh tế được đầu tư xây dựng khá đồng bộ. Đến nay, 100% xã, thị trấn có điểm bưu điện văn hóa xã, có đường ô tô về đến trung tâm; 95% số hộ được sử dụng điện lưới quốc gia; 85% số hộ được sử dụng nước hợp vệ sinh; 98% số hộ được xem đài truyền hình Việt Nam. Năm 2012, Đảng bộ và nhân dân các dân tộc huyện Thường Xuân đã vinh dự được chủ tịch nước tặng thưởng Huân chương lao động hạng nhì.
Trong thời gian tới, nhằm tiếp tục tạo động lực giúp đẩy mạnh kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số phát triển, tạo tiền đề giữ vững an ninh-chính trị địa phương, huyện Thường Xuân tập trung huy động mọi nguồn lực đầu tư phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số theo hướng bền vững. Gắn phát triển kinh tế, xã hội với giải quyết tốt các vấn đề xã hội, bảo vệ môi trường sinh thái, đẩy mạnh giảm nghèo vùng đồng bào dân tộc thiểu số xuống dưới 25% vào năm 2020; rút ngắn khoảng cách phát triển giữa các vùng dân tộc; giảm dần thôn, xã đặc biệt khó khăn; từng bước hình thành các vùng kinh tế trên địa bàn huyện; chú trọng đào tạo nguồn nhân lực vùng đồng bào dân tộc thiểu số có chất lượng cao; xây dựng đời sống văn hóa; bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa tốt đẹp của các dân tộc; củng cố hệ thống chính trị cơ sở, giữ vững khối đại đoàn kết dân tộc, đảm bảo về quốc phòng, an ninh…tạo tiền đề vững chắc để Thường Xuân thoát nghèo nhanh, bền vững và phát triển toàn diện.
Thực hiện: Đỗ Bảy - Phương Nguyên