Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
1017728

Ý kiến thăm dò

Bạn quan tâm đến chuyên mục nào trên trang?

Người dân, doanh nghiệp thêm nặng gánh vì giá điện tăng

Ngày 01/08/2013 21:30:10

Doanh nghiệp sản xuất kinh doanh chán nản vì giá điện tăng 5% khiến chi phí của họ lại nhích lên trong khi tình hình tiêu thụ chưa cải thiện. Người dân lo lắng mặt hàng thiết yếu có thể cùng "đua" giá.

 Dù ngành điện đã nhiều lần chia sẻ việc tăng giá là không thể tránh khỏi nhưng quyết định được đưa ra tối 31/7 và được áp dụng chỉ vài giờ sau đó không khỏi khiến người dân và doanh nghiệp bất ngờ.

Tại Hà Nội, chị Hoa (phố Hạ Đình) tỏ rõ sự thất vọng khi biết tin tăng giá điện lúc đi chợ sáng nay. “Điện tăng sẽ khiến giá hàng hóa khác tăng theo. Trong khi đó, lương hai vợ chồng chỉ hơn 10 triệu đồng và sắp tới còn phải lo tiền học cho 2 con. Tôi cảm thấy ngày càng mệt mỏi vì phải thu xếp tài chính trong nhà”, chị Hoa nói.

Cũng có cảm nhận như chị Hoa, bác Hà cho biết mọi khoản chi trong gia đình đang được tiết kiệm tối đa khi hằng tháng chỉ trông chờ vào khoản lương hưu hơn 3 triệu đồng của bác trai. “Hiện hai vợ chồng chỉ dám bật tivi xem thời sự vào buổi tối, đèn và quạt cũng rất hạn chế. Tưởng qua mùa nóng đã thoát nhưng không giờ giá điện lại bất ngờ tăng”, bác nói.

Câu chuyện giá điện tăng 5% cũng khiến nhiều hộ dân ở TP HCM thêm chán nản khi vừa tiết kiệm được đầu này đã phải chi thêm đầu khác. "Biết tin sữa tăng giá từ đầu tháng 8, tối qua tôi đã phải mua liền 8 hộp cho con, mong tiết kiệm được mấy chục nghìn đồng. Sáng nay mở mắt ra đã thấy điện tăng giá, gas cũng lên", chị Thúy Hằng, nhà ở quận 11, TP HCM cho biết.

Theo chị Hằng, mức tăng không cao nhưng mỗi mặt hàng chút ít sẽ khiến cuộc sống thêm khó khăn, đó là chưa kể những thứ vịn cớ leo thang. Lương của người lao động thì không tăng thêm nên muốn xoay sở thì nhiều gia đình buộc phải tính kế làm thêm lúc rảnh rỗi.

gia-dien-0-1375345472_500x0.jpg
Ngành điện giải thích phải tăng giá vì chi phí đầu vào tăng cao, và thu hút thêm vốn đầu tư phát triển điện lưới. Ảnh: Hoàng Hà

Người dân lo một thì theo nhiều lãnh đạo doanh nghiệp, họ còn lo gấp mười. Giám đốc Công ty may Sơn Việt - Hà Xuân Anh thở dài ngao ngán khi sắp tới phải tính lại kế hoạch kinh doanh để đối phó với nguyên liệu đầu vào tăng liên tục. "Hết xăng, nay tới điện, mà toàn đùng một cái tăng. Doanh nghiệp vào thế bị động hoàn toàn, cứ mỗi lần nghe cái gì tăng là mình thấy oải", ông chia sẻ.

Mỗi tháng Sơn Việt phải chi cả trăm triệu đồng tiền điện. Nay giá điều chỉnh 5%, riêng tiền tăng trực tiếp đã 5-7 triệu đồng. Với 300 nhân viên, khi xăng lên, điện lên, gas lên thì doanh nghiệp buộc phải tính các cơ chế tăng tương ứng cho nhân viên.

"Nguyên liệu vải thì từ đầu năm đến nay đã lên giá khoảng hơn 10%, cứ mỗi thứ thêm vài phần trăm là chúng tôi đủ thấm đòn. Tuy nhiên, vấn đề quan trọng hơn là sức mua của người dân giảm, kinh doanh đang lỗ lại càng thêm ảm đạm", giám đốc Sơn Việt phân tích.

Vì những lý do đó, doanh nghiệp này đang tính đến phương án tăng giá sản phẩm vào cuối năm do không thể chịu đựng thêm nổi. Cùng chung cảnh ngộ, nhiều đơn vị kinh doanh nhỏ lẻ cũng như "ngồi trên lửa" khi nghe giá điện vừa tăng.

Ông Đỗ Hoàng Phúc, chủ quán cà phê 3D ở quận Tân Bình, TP HCM cho biết điện lên, chưa kinh doanh thì đã thấy phải mất thêm 1-2 triệu tiền điện cho tháng này. "Do đặc thù nên quán toàn xài điện những giờ cao điểm, khoản chi hàng tháng cứ thế nhảy vọt", anh Phúc nói.

Cũng chung cảnh thiệt thòi khi buôn bán nhỏ, chủ tiệm mỹ phẩm trên phố Khương Trung, Hà Nội nhanh trí nghĩ ra chiêu tiết kiệm: "Hiện cửa hàng không dám bật hết đèn trang trí mà chỉ dùng cho các khu vực trưng bày sản phẩm cao cấp. Tối đến, chúng tôi cũng dọn sớm hơn vì ở thêm giờ nào tốn tiền điện giờ đó”, chủ tiệm này chia sẻ.

Ông Hùng - chủ cơ sở sản xuất kim khí Minh Hùng trên đường Khương Đình, Hà Nội tỏ rõ bực bội. “Hôm trước còn bảo là chưa tăng nhưng bỗng chốc lại tăng. Chúng tôi không kịp xoay sở nhưng cũng đành phải chịu vì đây là quyết định chung”, vị này bày tỏ. Cơ sở sản xuất của ông trả hơn 3 triệu tiền điện mỗi tháng. Mức tăng khoảng 5% tuy không quá lớn nhưng cũng đội vào giá thành. Trong khi đó, nếu tăng giá bán trong điều kiện hiện nay, rất dễ mất khách. Lương cho nhân viên cùng lúc cũng không thể hạ do đã là mức tối thiểu.

thep-0-1375345473_500x0.jpg
Thép là ngành chịu nhiều khó khăn khi giá điện tăng. Ảnh: Hoàng Hà

Về phía doanh nghiệp thép và xi măng, hai ngành chịu áp lực lớn nhất từ điện tăng giá cũng có chung quan điểm đã là quyết định tăng giá chung thì phải chấp nhận, song đề xuất cần có lộ trình sớm hơn để doanh nghiệp chuẩn bị.

Ông Lại Quang Trung – Phó Tổng giám đốc Công ty thép Việt – Úc cho biết, giá điện tăng thì chắc chắn sẽ khiến chi phí sản xuất tăng theo, nhưng giá bán thì chưa thể tăng ngay do còn tùy thuộc vào thị trường quyết định. “Doanh nghiệp đã ý kiến nhiều lần về việc tăng giá điện sẽ ảnh hưởng đến ngành. Nếu tăng giá điện để đảm bảo tái đầu tư thì doanh nghiệp rất đồng tình nhưng cần phải có lộ trình”, ông cho hay.

Đại diện một doanh nghiệp thép khác cũng bộc bạch dù nghe loáng thoáng giá điện sẽ tăng nhưng “không nghĩ lại nhanh đến vậy”. “Tăng giá điện phải theo lộ trình, cần có thông báo trước để doanh nghiệp chuẩn bị, thay đổi các trang thiết bị máy móc sao cho tiết kiệm điện năng”, bà nhấn mạnh.

Điện, xăng liên tục tăng giá mà vẫn phải giữ giá để cạnh tranh, vị này cho biết doanh nghiệp đã tính tới các biện pháp để tối ưu hóa chi phí khởi động, vận hành máy từ đó giảm giá thành sản phẩm. 

Ông Nguyễn Văn Thiện - Chủ tịch Hiệp hội Xi măng cho biết điện đang chiếm 10 – 15% giá thành sản xuất. Giá điện tăng dù ít cũng khiến doanh nghiệp trong ngành rất khó khăn, giá bán lại không thể tăng theo. Một phần ba doanh nghiệp xi măng đang làm ăn thua lỗ, thậm chí ngừng một phần hoạt động hoặc chuyển sang làm dịch vụ nghiền gia công cho các đơn vị khác. Phần còn lại đang làm ăn có lãi hoặc hòa vốn nhưng cũng thu hẹp so với trước đây.

Kiên Cường - Huyền Thư

Người dân, doanh nghiệp thêm nặng gánh vì giá điện tăng

Đăng lúc: 01/08/2013 21:30:10 (GMT+7)

Doanh nghiệp sản xuất kinh doanh chán nản vì giá điện tăng 5% khiến chi phí của họ lại nhích lên trong khi tình hình tiêu thụ chưa cải thiện. Người dân lo lắng mặt hàng thiết yếu có thể cùng "đua" giá.

 Dù ngành điện đã nhiều lần chia sẻ việc tăng giá là không thể tránh khỏi nhưng quyết định được đưa ra tối 31/7 và được áp dụng chỉ vài giờ sau đó không khỏi khiến người dân và doanh nghiệp bất ngờ.

Tại Hà Nội, chị Hoa (phố Hạ Đình) tỏ rõ sự thất vọng khi biết tin tăng giá điện lúc đi chợ sáng nay. “Điện tăng sẽ khiến giá hàng hóa khác tăng theo. Trong khi đó, lương hai vợ chồng chỉ hơn 10 triệu đồng và sắp tới còn phải lo tiền học cho 2 con. Tôi cảm thấy ngày càng mệt mỏi vì phải thu xếp tài chính trong nhà”, chị Hoa nói.

Cũng có cảm nhận như chị Hoa, bác Hà cho biết mọi khoản chi trong gia đình đang được tiết kiệm tối đa khi hằng tháng chỉ trông chờ vào khoản lương hưu hơn 3 triệu đồng của bác trai. “Hiện hai vợ chồng chỉ dám bật tivi xem thời sự vào buổi tối, đèn và quạt cũng rất hạn chế. Tưởng qua mùa nóng đã thoát nhưng không giờ giá điện lại bất ngờ tăng”, bác nói.

Câu chuyện giá điện tăng 5% cũng khiến nhiều hộ dân ở TP HCM thêm chán nản khi vừa tiết kiệm được đầu này đã phải chi thêm đầu khác. "Biết tin sữa tăng giá từ đầu tháng 8, tối qua tôi đã phải mua liền 8 hộp cho con, mong tiết kiệm được mấy chục nghìn đồng. Sáng nay mở mắt ra đã thấy điện tăng giá, gas cũng lên", chị Thúy Hằng, nhà ở quận 11, TP HCM cho biết.

Theo chị Hằng, mức tăng không cao nhưng mỗi mặt hàng chút ít sẽ khiến cuộc sống thêm khó khăn, đó là chưa kể những thứ vịn cớ leo thang. Lương của người lao động thì không tăng thêm nên muốn xoay sở thì nhiều gia đình buộc phải tính kế làm thêm lúc rảnh rỗi.

gia-dien-0-1375345472_500x0.jpg
Ngành điện giải thích phải tăng giá vì chi phí đầu vào tăng cao, và thu hút thêm vốn đầu tư phát triển điện lưới. Ảnh: Hoàng Hà

Người dân lo một thì theo nhiều lãnh đạo doanh nghiệp, họ còn lo gấp mười. Giám đốc Công ty may Sơn Việt - Hà Xuân Anh thở dài ngao ngán khi sắp tới phải tính lại kế hoạch kinh doanh để đối phó với nguyên liệu đầu vào tăng liên tục. "Hết xăng, nay tới điện, mà toàn đùng một cái tăng. Doanh nghiệp vào thế bị động hoàn toàn, cứ mỗi lần nghe cái gì tăng là mình thấy oải", ông chia sẻ.

Mỗi tháng Sơn Việt phải chi cả trăm triệu đồng tiền điện. Nay giá điều chỉnh 5%, riêng tiền tăng trực tiếp đã 5-7 triệu đồng. Với 300 nhân viên, khi xăng lên, điện lên, gas lên thì doanh nghiệp buộc phải tính các cơ chế tăng tương ứng cho nhân viên.

"Nguyên liệu vải thì từ đầu năm đến nay đã lên giá khoảng hơn 10%, cứ mỗi thứ thêm vài phần trăm là chúng tôi đủ thấm đòn. Tuy nhiên, vấn đề quan trọng hơn là sức mua của người dân giảm, kinh doanh đang lỗ lại càng thêm ảm đạm", giám đốc Sơn Việt phân tích.

Vì những lý do đó, doanh nghiệp này đang tính đến phương án tăng giá sản phẩm vào cuối năm do không thể chịu đựng thêm nổi. Cùng chung cảnh ngộ, nhiều đơn vị kinh doanh nhỏ lẻ cũng như "ngồi trên lửa" khi nghe giá điện vừa tăng.

Ông Đỗ Hoàng Phúc, chủ quán cà phê 3D ở quận Tân Bình, TP HCM cho biết điện lên, chưa kinh doanh thì đã thấy phải mất thêm 1-2 triệu tiền điện cho tháng này. "Do đặc thù nên quán toàn xài điện những giờ cao điểm, khoản chi hàng tháng cứ thế nhảy vọt", anh Phúc nói.

Cũng chung cảnh thiệt thòi khi buôn bán nhỏ, chủ tiệm mỹ phẩm trên phố Khương Trung, Hà Nội nhanh trí nghĩ ra chiêu tiết kiệm: "Hiện cửa hàng không dám bật hết đèn trang trí mà chỉ dùng cho các khu vực trưng bày sản phẩm cao cấp. Tối đến, chúng tôi cũng dọn sớm hơn vì ở thêm giờ nào tốn tiền điện giờ đó”, chủ tiệm này chia sẻ.

Ông Hùng - chủ cơ sở sản xuất kim khí Minh Hùng trên đường Khương Đình, Hà Nội tỏ rõ bực bội. “Hôm trước còn bảo là chưa tăng nhưng bỗng chốc lại tăng. Chúng tôi không kịp xoay sở nhưng cũng đành phải chịu vì đây là quyết định chung”, vị này bày tỏ. Cơ sở sản xuất của ông trả hơn 3 triệu tiền điện mỗi tháng. Mức tăng khoảng 5% tuy không quá lớn nhưng cũng đội vào giá thành. Trong khi đó, nếu tăng giá bán trong điều kiện hiện nay, rất dễ mất khách. Lương cho nhân viên cùng lúc cũng không thể hạ do đã là mức tối thiểu.

thep-0-1375345473_500x0.jpg
Thép là ngành chịu nhiều khó khăn khi giá điện tăng. Ảnh: Hoàng Hà

Về phía doanh nghiệp thép và xi măng, hai ngành chịu áp lực lớn nhất từ điện tăng giá cũng có chung quan điểm đã là quyết định tăng giá chung thì phải chấp nhận, song đề xuất cần có lộ trình sớm hơn để doanh nghiệp chuẩn bị.

Ông Lại Quang Trung – Phó Tổng giám đốc Công ty thép Việt – Úc cho biết, giá điện tăng thì chắc chắn sẽ khiến chi phí sản xuất tăng theo, nhưng giá bán thì chưa thể tăng ngay do còn tùy thuộc vào thị trường quyết định. “Doanh nghiệp đã ý kiến nhiều lần về việc tăng giá điện sẽ ảnh hưởng đến ngành. Nếu tăng giá điện để đảm bảo tái đầu tư thì doanh nghiệp rất đồng tình nhưng cần phải có lộ trình”, ông cho hay.

Đại diện một doanh nghiệp thép khác cũng bộc bạch dù nghe loáng thoáng giá điện sẽ tăng nhưng “không nghĩ lại nhanh đến vậy”. “Tăng giá điện phải theo lộ trình, cần có thông báo trước để doanh nghiệp chuẩn bị, thay đổi các trang thiết bị máy móc sao cho tiết kiệm điện năng”, bà nhấn mạnh.

Điện, xăng liên tục tăng giá mà vẫn phải giữ giá để cạnh tranh, vị này cho biết doanh nghiệp đã tính tới các biện pháp để tối ưu hóa chi phí khởi động, vận hành máy từ đó giảm giá thành sản phẩm. 

Ông Nguyễn Văn Thiện - Chủ tịch Hiệp hội Xi măng cho biết điện đang chiếm 10 – 15% giá thành sản xuất. Giá điện tăng dù ít cũng khiến doanh nghiệp trong ngành rất khó khăn, giá bán lại không thể tăng theo. Một phần ba doanh nghiệp xi măng đang làm ăn thua lỗ, thậm chí ngừng một phần hoạt động hoặc chuyển sang làm dịch vụ nghiền gia công cho các đơn vị khác. Phần còn lại đang làm ăn có lãi hoặc hòa vốn nhưng cũng thu hẹp so với trước đây.

Kiên Cường - Huyền Thư

Dự báo thời tiết Thanh Hóa